You are not connected. Please login or register

Search found 57 matches for ChuyenLa

Ong Thyreus decorus có tên tiếng Nhật là "Rurimon – ルリモンハナバチ", với chiều dài từ 1 – 1,5cm và đặc trưng là các sọc xanh, đen xen kẽ, điều đặc biệt ở loài ong này là chúng không thể tự mình làm tổ như những “người họ hàng” khác. Ong Rurimon có thể tìm thấy trên đảo Honshu, đảo Shikoku phía Tây và vùng Kyushu ở Tây Nam Nhật Bản. Loài ong này được cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng do hệ sinh thái của chúng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của đất nông nghiệp cùng một số nguyên nhân khác.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 LmIidWW

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 YxiKkjW

Tuy nhiên, vào những ngày hè, khi ghé thăm Công viên trung tâm tỉnh Fukuoka (Fukuoka Kenei Central Park) tọa lạc tại phường Kokurakita, thành phố Kitakyushu, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp loài ong đặc biệt này đang “dạo chơi” quanh những khóm hoa. Theo thông báo của văn phòng công viên, năm nay, một nhóm khoảng 10 con ong xanh đã hút mật từ các loài hoa sulfur cosmos (hoa cúc chuồn), golden dewdrop (thanh quan), golden lace (hoa ren vàng)… cùng nhiều loại hoa khác trong vườn. Loài ong này được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện đến cuối tháng 9.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OVRZEFC
Ảnh chụp ong Rurimon tại thành phố Yamatokoriyama, tỉnh Nara. Ảnh: insects.jp


Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 R2DSxVY

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 AMwawiJ
Công viên trung tâm tỉnh Fukuoka. Ảnh: wiki

Công viên trung tâm tỉnh Fukuoka:

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Kitakyushu, giữa ba phường Kokurakita, Tobata và Yahatahigashi, với tổng diện tích 89,8ha, công viên được người dân nơi đây sử dụng như một cơ sở để giải trí và luyện tập thể thao. Nơi đây còn có quảng trường dành cho trẻ em, các đồi hoa và khu vực thích hợp cho các gia đình đến cắm trại vào dịp cuối tuần.

#NhatBan #KhamPha #QuyHiem #ChuyenLa

Theo Kilala VN
Thương hiệu có trụ sở tại Tokyo của Masayuki Ino không còn xa lạ với xu hướng thiết kế trên những hình dạng và giải phẫu của động vật. Nếu bạn có quên thì có thể xem lại các thiết kế mà Doublet đã hợp tác với Suicoke gần đây. Giờ đây, thương hiệu Nhật Bản này đã phát hành bộ ba phụ kiện theo chủ đề động vật.

Hai chiếc túi và hai chiếc khăn choàng cổ mô phỏng lại một con lạc đà, alpaca và mèo. Trong khi lạc đà và alpaca được biến thành hai chiếc túi thì con mèo được thiết kế thành một chiếc khăn quàng cổ. Với chiếc túi lạc đà, Doublet đã chế tác bằng lông lạc đà giả cùng màu với con lạc đà nhồi bông được gắn ở phần phía trước của túi và một dây đeo bằng da cũng ton-sur-ton. Tương tự như vậy, chúng ta có thêm một chiếc túi alpaca đen được làm từ len alpaca giả để mô phỏng lại kết cấu lông tơ và dày của một con alpaca thật.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 LgBcv01 Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OtoEK6d

Với chiếc khăn, Doublet đã đan thủ công thành hình một con mèo từ hỗn hợp len, nylon, acrylic, mohair và alpaca. Chiếc khăn quàng có đủ các đặc điểm của mèo như râu và mắt hạt màu cam.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 AziuRytTopics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 M0LCpPO
Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 H4P9cbmTopics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 HO2vrMj

Đương nhiên, các phụ kiện này cũng không hề rẻ. Chiếc túi có giá từ ¥61,600 (khoảng 12,8 triệu đồng) đến ¥94,600 (khoảng 19,6 triệu đồng), trong khi chiếc khăn quàng cổ hình mèo được bán lẻ với giá ¥30,800 (khoảng 6,3 triệu đồng). Các sản phẩm này đang được bán trên Dover Street Market Ginza cùng với nhiều bộ sưu tập theo chủ đề động vật khác nhau.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Theo Lost Bird
Ngày Lễ Kim gãy Harikuyo (針供養) là ngày mà người Nhật, đặc biệt là những người con gái và phụ nữ, tưởng niệm những chiếc kim chỉ bị gãy hoặc hoen gỉ, không thể sử dụng được nữa. Tuy trong thời buổi hiện đại việc sử dụng kim để may vá không còn nhiều nhưng đối với người Nhật nghi lễ này vẫn luôn mang một ý nghĩa lớn lao.

Nguồn gốc


Tuy không rõ nguồn gốc chính xác của ngày lễ này, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng đây là một phong tục được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 9. Vào nửa sau thế kỷ thứ 9, hoàng đế Kiyowa (thời Heian) đã cho xây dựng một khu tưởng niệm những cây kim ở chùa Horinji, thể hiện sự coi trọng rất cao thông qua “Lễ tưởng niệm những chiếc kim”. Lễ tưởng niệm cây kim dường như mang ý nghĩa tri ân công lao và cầu mong cải thiện trong công việc may vá. Từ đó, lễ hội này đã được phát triển khá mạnh mẽ, nhất là vào thời kỳ Muromachi, khi những chiếc kim sắt bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 DXe5yCE
Ngày Lễ Kim gãy bắt đầu ở Nhật từ thế kỷ thứ 9 (Ảnh: PIXTA)

Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 và ngày 8 tháng 12, được gọi chung là "Kotoyoka" (事八日), ngày 8 tháng 2 được gọi là "Kotohajime” (事始め), nghĩa là ngày bắt đầu công việc, và ngày 8 tháng 12 được gọi là "Kotoosame” (事納め), nghĩa là ngày kết thúc công việc. Cả hai ngày này đều được coi là "ngày sống bằng sự khiêm tốn" (つつしみをもって過ごす日) và nên nghỉ việc may vá, vì vậy nó là đã được chọn để trở thành ngày Lễ Kim gãy. Thường phía đông Nhật Bản (vùng Kanto) sẽ tổ chức vào ngày 8 tháng 2, còn phía tây (vùng Kansai) lại tổ chức vào ngày 8 tháng 12.

Ý nghĩa


Công việc may vá là một công việc rất quan trọng đối với phụ nữ, vì vậy, thay vì ngay lập tức vứt những chiếc kim bị gãy và gỉ sét, thì người ta ghim nó vào những đậu phụ mềm hoặc Konnyaku (thạch) với lòng biết ơn rồi gói chúng vào trong giấy và thả xuống sông, hoặc đặt chúng trong đền thờ nhằm cầu mong sự cải thiện trong may vá.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 GEpEVj1
Những chiếc kim may được ghim trong thạch Konnyaku trong ngày lễ Kim gãy được tổ chức tại một trường cấp 3 ở tỉnh Fukuoka. (Ảnh: hcg.ed.jp)

Kim còn là một công cụ quan trọng trong thời đại của Kimono. Vào thời Edo, ngày lễ này trở nên phổ biến như một lễ hội để cầu nguyện cho kim chỉ và cải thiện tay nghề. Những chiếc kim gãy hoặc hoen gỉ không còn dùng được nữa cho thấy rằng người sử dụng nó đã làm việc cần mẫn, và những chiếc kim là vật chứng cho sự tôi luyện bản thân và kỹ thuật. Những người chủ của cây kim mỗi khi nhìn vào kim gãy đều như có thể nhìn thấy quãng thời gian mình sử dụng những chiếc kim để làm việc trong một năm qua.

Vì vậy, Lễ hội Kim gãy là một cách để người ta bày tỏ lòng càm kích với những chiếc kim gắn bó cùng mình làm việc và cũng mong muốn tay nghề có thể ngày càng tiến bộ hơn.

Ngoài ra, còn nhiều giả thuyết về ý nghĩa của nghi lễ này, chẳng hạn phụ nữ làm lễ để cầu nguyện trở thành một người đẹp có làn da trắng và làm việc siêng năng, những chiếc kim gãy là một vật tế tốt nhất để các vị thần nhìn thấy sự cố gắng.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 ZHgRIQ6
Ngày lễ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người phụ nữ làm nghề may vá. (Ảnh: kifkif.me)

Nghi thức diễn ra như thế nào?


Như đã đề cập ở trên, nghi thức kỷ niệm kim chỉ được thực hiện bằng cách mang những chiếc kim không thể sử dụng được nữa vào điện thờ. Tại đền chùa, những chiếc kim sẽ được thanh tẩy và làm lễ kỷ niệm. Nếu bạn có kim mà không sử dụng thì có thể mang đến bất kỳ ngôi đền nào gần nhà để thực hiện nghi lễ.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 3ArbDBf
Những cây kim sẽ được ghim trong những vật mềm mại như đậu hủ hay Konnyaku. (Ảnh: PIXTA).

Trong văn hóa Nhật Bản, họ tin rằng mọi thứ đều có linh hồn, dù là ngọn cây cọng cỏ trong tự nhiên hay những thứ do bàn tay con người tạo ra, và hiển nhiên là cây kim cũng có linh hồn của nó. Nên người ta thường thực hiện nghi lễ với việc ghim những chiếc kim vào vật mềm như đậu phụ hay Konnyaku, như một cách để thể hiện lòng cảm ơn với những chiếc kim đã vất vả làm việc không ngại đâm vào vật cứng hay vải dày thô ráp, để đến cuối đời những chiếc kim có thể ghim mình thoải mái trong những thứ mềm mại.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 24NvpIq
Nghi lễ Kim gãy được tổ chức ở một đèn thờ. (Ảnh: inazumi-jinja.blogspot.com)

Một số đền thờ tổ chức ngày Lễ Kim gãy

Đền Asakusa (Tokyo)
Ngày Lễ Kim gãy được tổ chức khá hoành tráng vào ngày 8 tháng 2 hàng năm ở đền Asakusa. Những người phụ nữ làm nghề may vá thường cùng nhau đến thăm đền vào ngày này. Những cây kim sẽ được ghim vào một miếng đậu hũ khổng lồ đựng trong một chiếc thùng để làm lễ tưởng niệm. Rất nhiều người tham gia lễ hội, họ sẽ đứng trước tháp tưởng niệm những cây kim để cầu nguyện được ban phước lành trong công việc may vá, và có thể ngày càng cải thiện tay nghề.

Đền Gakushima (thành phố Sumoto, tỉnh Hyogo)
Tại đền Gakushima ở thành phố Sumoto, ngày Lễ Kim gãy sẽ được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 để cầu mong "may mắn và cải thiện tay nghề". Sau nghi lễ Thần đạo, "lễ trừ tà Zenzai" sẽ được thực hiện, và những cây kim được tưởng niệm sẽ được đặt trong "Harizuka" (針塚) ở khuôn viên đền thờ.

Đền Taiheiji (Thành phố Osaka)
Tại đền Taiheiji ở Osaka, ngày Lễ Kim gãy được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 với ý nghĩa mong muốn cải thiện kỹ thuật nghề may. Vào cùng ngày, "Lễ tưởng niệm Bút lông" và "Lễ tưởng niệm Chasen" cũng được tổ chức đồng thời, vì vậy dường như những người liên quan đến thư pháp và trà đạo cũng sẽ đến tham gia.

#NhatBan #HomNayLaNgayGi #ChuyenLa

Theo KilalaVN
Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2021 thu hút du khách với những tác phẩm tượng khổng lồ được tạo tác công phu và tỉ mỉ từ rơm.

Cứ mỗi khi thu đến, trong vụ mùa thu hoạch lúa ở tỉnh Niigata, Lễ hội Nghệ thuật Wara sẽ lại được tổ chức, mang đến cho du khách những tác phẩm điêu khắc rơm khổng lồ hình các con vật như bò tót, đại bàng, khủng long hoặc các sinh vật thần thoại của Nhật Bản.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 BfTlDZC
Chim ưng bằng rơm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2016.

Diễn ra tại công viên Uwasekigata, phường Nishikan từ cuối tháng 8 đến cuối tháng tháng 10, Lễ hội Nghệ thuật Wara (わらアートまつり) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 (“わら – Wara” trong tiếng Nhật nghĩa là rơm rạ). Đây là lễ hội nổi bật của tỉnh Niigata, nơi được mệnh danh là vùng sản xuất gạo lớn nhất Nhật Bản, trong đó có gạo Koshihikari (越光) nổi danh trên toàn thế giới. Ngoài ra, tỉnh Niigata còn được gọi là “vương quốc rượu Sake” với hơn 90 xưởng sản xuất rượu truyền thống.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 7MNeRKI
Mực ống bằng rơm khổng lồ được các sinh viên Đại học Nghệ thuật Musashino và nghệ nhân địa phương tỉ mỉ tạo nên.

Theo truyền thống, rơm rạ còn lại sau vụ thu hoạch ở tỉnh Niigata thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân trộn để tái tạo đất trồng, chế tác nhiều vật dụng như dép Zori (草履), túi xách, hay thậm chí là chiếu dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, rơm rạ cũng dần ít được sử dụng, dẫn đến tình trạng dư thừa. Trước thực trạng này, nông dân làng Iwamuro (nay được gọi là phường Nishikan) đã bắt tay hợp tác với Đại học Nghệ thuật Musashino (武蔵野美術大学) ở Tokyo vào năm 2006. Ở thời điểm đó, giáo sư Shingo Miyajima, Trưởng khoa Khoa học Thiết kế (Science of Design) của trường đã ngỏ ý sử dụng rơm rạ bỏ đi trong dự án nghệ thuật hợp tác giữa trường Đại học và những người nông dân ở địa phương. Cuối cùng, vào năm 2008, Lễ hội Nghệ thuật Wara ra đời.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 STQY6ra
Khủng long bạo chúa T-Rex tại Lễ hội Nghệ thuật Wara vào năm 2015.

Để tạo nên những con vật bằng rơm khổng lồ cho Lễ hội Nghệ thuật Wara, sinh viên của Đại học Nghệ thuật Musashino cùng các nghệ nhân bắt đầu với việc chế tác bộ khung xương bằng gỗ, sau đó thêm nhiều lớp rơm riêng lẻ để tạo hình. Trung bình mất khoảng 2 tuần để hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc bằng rơm độc đáo này. Rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để sáng tạo các con vật khổng lồ, từ đan mái tranh đến đan rổ… Tác phẩm có thể cao đến hơn 9m và mang nhiều hình thù độc đáo như khỉ đột, tê giác, khủng long… Giữa thiên nhiên xanh biếc hùng vĩ ở công viên Uwasekigata, các bức tượng khổng lồ đứng sừng sững tạo nên khung cảnh kỳ bí, được nhiều người dân địa phương và cả du khách yêu thích, đón chờ mỗi năm.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 ZF5oIiG
Phượng hoàng tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2021.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự kiện năm ngoái đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên vào năm nay, lễ hội Wara lần thứ 13 đã trở lại và diễn ra từ ngày 29/8 – 31/10 tại Công viên Uwasekigata, quận Nishikan, thành phố Niigata. Chủ đề lần này là “Linh vật may mắn tiếp thêm sinh khí cho người đến tham quan” nên tại khuôn viên lễ hội xuất hiện hàng loạt tượng rơm của Yokai Amabie – yêu quái nổi tiếng với quyền năng xua đuổi bệnh tật, phượng hoàng, búp bê hình nón Sankaku Daruma (三角達磨). Thông qua những con vật này, ban tổ chức hy vọng mọi người trên thế giới sớm được trở lại cuộc sống bình thường, yên ổn, cầu nguyện cho dịch bệnh COVID-19 sớm qua đi. Hình ảnh Daruma cũng thay cho lời nhắn nhủ: hãy luôn kiên trì đứng lên sau những cú ngã, như hình ảnh của búp bê Daruma “7 lần ngã, 8 lần đứng dậy”.

Cùng chiêm ngưỡng thêm một số tác phẩm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara!

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Gxhh8RU
Yokai Amabie và Sankaku Daruma tại Lễ hội Wara năm nay.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 8H7plHt
Gấu, khỉ đột và tắc kè tại Lễ hội Wara.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 XFp3c4I
Cua ẩn sĩ tại Lễ hội Wara năm 2019.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 CNvjuKi
Cua tại Lễ hội Wara năm 2015.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 PacZNeJ
Tượng kiến bằng rơm ở Lễ hội Wara năm 2016.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 EVlq3WW
Tượng rơm hải mã ở Lễ hội Wara năm 2016.

#NhatBan #LeHoi #NgheThuat #Niigata #ChuyenLa

Theo KilalaVN
Với tạo hình có phần kinh dị dựa trên nhân vật Carla Yeager, thùng rác “Attack on Titan” liệu có tạo nên "cú hích" trong nỗ lực nâng cao ý thức phân loại rác tại thành phố Oita?

Vào ngày 14/9, thùng rác “Attack on Titan” đã được lắp đặt gần ga JR Oita ở thành phố Oita, trong khuôn khổ “Dự án Đại dương và Nhật Bản” kéo dài đến ngày 22/11 của Nippon Foundation nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi người với vấn đề xả rác bừa bãi và rác ở đại dương.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OICQXlv
Thùng rác "Attack on Titan" mang hình dáng của nhân vật Carla Yeager. Ảnh: mainichi

Thùng rác “Attack on Titan” được thiết kế mô phỏng theo nhân vật Carla Yeager, mẹ của nhân vật chính Eren Yeager trong Manga huyền thoại “Attack on Titan” của tác giả Isayama Hajime. Vào năm 845, sau khi chứng kiến đoàn quân Titan phá huỷ quê hương Shiganshina và mẹ mình bị một Titan ăn thịt ngay trước mắt, Eren đã thề sẽ giết sạch chúng. Sau đó, cậu được cha tiêm cho dịch tuỷ của Titan để biến thành một Titan, gia nhập Quân Trinh Sát và bước vào hành trình chiến đấu với các sinh vật khổng lồ.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 EakQC7d
Lễ khánh thành thùng rác "Attack on Titan" trước ga JR Oita vào ngày 14/9. Ảnh: mainichi

Với thiết kế nắp thùng là khuôn miệng mở rộng của nhân vật Carla Yeager, thùng rác “Attack on Titan” thu hút ánh nhìn của người qua đường, nhất là những fan hâm mộ của bộ Manga nổi tiếng này. Thùng rác có kích thước cao 1m và rộng 0,5m, được đặt cạnh bên những thùng rác tái chế chai nhựa khác, gần máy bán hàng tự động ở quảng trường của nhà ga JR Oita.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Q4Am9qj
Trước đó, vào ngày 9/6, một thùng rác Titan khác cũng đã được đặt tại thành phố Hita, tỉnh Oita. Ảnh: mainichi, asahi

Takayuki Adachi, Trưởng ban điều hành của dự án này cho biết: “Chúng tôi mong muốn dù qua nhiều thế hệ, mọi người vẫn dành sự quan tâm cho các vấn đề liên quan đến xử lý rác thải”. Trước đó, vào tháng 6, một thùng rác dành cho chai và lon tái chế mô phỏng theo hình một Titan khác cũng đã được lắp đặt ở thành phố Hita, tỉnh Oita, quê hương của tác giả Isayama Hajime và ghi nhận những kết quả tích cực. Theo đó, thùng rác “Attack on Titan” mới này cũng được kỳ vọng mang lại hiệu quả trong vấn đề nâng cao ý thức xử lý rác thải của người dân.

#AttackOnTitan #NhatBan #ChuyenLa

Theo KilalaVN
Taiyaki là món bánh nướng hình cá nhân đậu đỏ đặc trưng của Nhật. Tuy nhiên mới đây, một tiệm bánh lâu đời ở tỉnh Aichi, Nhật Bản đã "chơi lớn" khi cho ra mắt món bánh taiyaki... hình bồn cầu độc đáo.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Xb7NKMo

Mỗi hộp bánh gồm một chiếc bồn cầu mini trông như thật kèm theo gói nhân đậu đỏ để thực khách thỏa sức sáng tạo.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 2zXYoZS

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 KASmFqk

Đặc biệt, bệ toilet còn có thể gạt lên gạt xuống tạo cảm giác chân thật cho người dùng.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 QhHGgot

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Yzc6f19

Bạn có dám ăn thử món bánh này không?

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OOD9GXv

Nếu trót lên cơn thèm bánh cá nhưng không tìm được chỗ bán thì bạn có thể tự làm tại nhà với bột pha sẵn và khuôn nướng vô cùng tiện dụng sau nhé.

Tham khảo order bột tại đây.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 IaidgHz

Tham khảo khuôn bánh cá tại đây.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 YXrnmeZTopics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 283EODM

[You must be registered and logged in to see this link.]

Theo Lostbird
Nissin - Tập đoàn sản xuất mì ăn liền lớn nhất Nhật Bản - sẽ tung ra một loạt nước ngọt soda hương vị mì ly Cup Noodle để kỷ niệm 50 năm ra mắt sản phẩm nổi tiếng này.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 HACT2jI
Một lần chơi lớn của hãng xem khách hàng có trầm trồ! (Ảnh: Nissin)

Công ty cho biết trong một bài đăng trên Twitter:

"Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, chúng tôi đã làm ra 'soda' Cup Noodle, nó tái hiện lại hương vị mì ly, nên nếu bạn là người quyết tâm và can đảm thì hãy thử nhé."


Soda Cup Noodle lần này có bốn vị, bao gồm vị truyền thống, vị hải sản, vị cà ri và vị cà chua. Mỗi vị tái hiện lại một hương vị mì ly tương ứng.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 XGopn20
Nissin thậm chí còn "cảnh báo" sản phẩm chỉ dành cho những người quyết tâm và can đảm (Ảnh: Nissin)

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 MzBooR0
Chưa biết mùi vị ra sao nhưng trông cũng có vẻ thú vị (Ảnh: Nissin)

Vị mì truyền thống được cho là loại soda kiểu bia gừng có mùi thơm của sốt mặn và hạt tiêu, trong khi vị mì hải sản là soda kem với một chút hương hải sản "ẩn" trong đó. Vị mì cà ri sẽ là cola kết hợp các loại gia vị cà ri, cuối cùng là vị mì cà chua - một loại soda chua dịu kích thích vị giác.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 AracZyR
Mỗi vị soda có một mẫu bao bì khác nhau tương ứng với bao bì của từng vị mì ly (Ảnh: Nissin)

Nissin Foods hiện đang mở bán online bộ sản phẩm đặc biệt gồm 4 vị nước ngọt, 8 vị snack ngô umaibo cùng 8 ly mì. Tất cả có giá 2998 yên (632 nghìn VNĐ) và chỉ có tổng cộng 15.000 bộ.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 6zZWCZs
Bộ sản phẩm nhân kỷ niệm 50 năm gồm 4 vị soda, 8 vị snack và 8 vị mì, tất cả đều mang hương vị Cup Noodle (Ảnh: Nissin)

Nissin vẫn luôn không ngừng cải tiến từ hương vị đến bao bì sản phẩm. Họ biết khách hàng của mình đều là những người yêu thích sự vui vẻ, luôn muốn được tham gia vào các cuộc phiêu lưu ẩm thực kỳ thú. “Nó ngon hay không là tùy ở bạn!” - Họ nói.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Theo: The Mainichi, SoraNews24
Dịch thuật: Lostbird VN
Bảo tàng ở Tochigi có tên New Ginger Museum (Shinshoga Museum) nhận được rất nhiều sự chú ý vì vẻ ngoài có hơi…kỳ kỳ.

Theo nhân viên bảo tàng, họ tìm thấy một loại gừng mới ở Đài Loan, sau đó mang về Nhật để phát triển. Tại Bảo tàng, bạn có thể nếm thử vị của loại gừng này, nó không quá chua và hơi ngọt một chút.

Với chiếc Bảo tàng này, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về gừng…Nhắc đến gừng chúng ta sẽ nghĩ đến một loại củ sần sùi, có phần xấu xí, màu sắc cũng không mấy hấp dẫn, vị lại cay. Nếu không kết hợp với một món gì đó, hẳn hiếm ai lại thích ăn gừng riêng lẻ.

Tuy nhiên, loại gừng mới ở bảo tàng này được “hình tượng hóa” theo hướng không ai lường trước. Ngay từ bên ngoài cổng vào, bạn đã thấy vài “củ gừng” màu hồng đứng chào…Chưa đâu, bên trong bảo tàng là “thiên đường gừng hồng” đang chờ đón.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 C8sCiBz

Tại sao lại là màu hồng? Hãy nhìn vào hình dáng Shinshoga, bạn sẽ đại khái hiểu được lý do.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 GpVcXaw

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 0phIb65
Đây là hình ảnh của loại gừng mà bảo tàng đang "cố gắng" nhắc tới  Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 2831107049

Không đơn giản là trưng bày, Bảo tàng này mang phong cách có phần trừu tượng…do đó bạn cứ tự do tưởng tượng sáng tạo nhé !!!

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 0RyOP4A

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 T0KgHjN
Bạn có nhìn ra "củ gừng" đang nằm trên giường hay không?  Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 3142273595

Phần “ngon” nhất về Bảo tàng này là VÀO CỬA MIỄN PHÍ.

Đúng vậy, bảo tàng này dùng để tiếp thị sản phẩm, do đó bạn không cần quan tâm đến phí vào cổng. Tuy nhiên bạn có thể thỏa thích chi tiền cho các sản phẩm bày bán bên trong, từ thức ăn, đồ uống đến quà lưu niệm.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 TyCcZI5
Xem ra thì những món trang trí ở đây trông không giống với củ gừng cho lắm nhỉ  Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 2831107049

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OAOES4w

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Cg9qXI7

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 31D0M6Z

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Z1cA9nW
Quan cảnh bên trong bảo tàng

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 3TDWdhi
Một căn phòng với một khái niệm khá mới lạ!

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 UxPwW0J
Một khu vui chơi có thể dành cho trẻ em

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OYjCEts
1 căn phòng trưng bày quy trình sản xuất và lịch sử của Iwashita Foods

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 THnZ9W8

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 5jHYlWB

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 HnI4kHn
Những chiếc vớ với các họa tiết mang tên “Iwashita New Ginger”

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 1xcmaGH

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 UAAGusT

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 RASmINi

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 ADqRgoz
Những món ăn và vật phẩm bạn có thể mua tại đây

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 VXsdBjE
Xem ra đây là 1 trong những mô hình trang trí khá xinh xắn và "trong sáng" nhất được trưng bày ở đây nhỉ Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 4029221980

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 OcEbD3g
Nhìn thì cứ gỡ kem dâu, hóa ra lại là kem gừng. Món kem này rất được ưa chuộng tại quán cafe bên trong bảo tàng, có giá 300 Yên/cây.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Kp3WeMx

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 Z4EkIsn
Trước khi rời khỏi đây, bạn đừng quên viếng ngôi Đền có Thần Gừng ngụ nhé

Bảo tàng vừa cute vừa tục (tùy tưởng tượng), là một nơi rất đáng ghé qua thử đúng không nào !!!

Thông tin về Iwashita New Ginger Museum
  • Giờ làm việc: 10h – 18h hàng ngày; Quán cà phê: 11 giờ sáng – 6 giờ chiều (Toàn bộ bảo tàng đóng cửa vào Thứ Ba & Năm Mới)
  • Địa chỉ: 1-25 Honchō, Tochigi, 328-0034
  • Vào cổng miễn phí
  • Trang web: https://shinshoga-museum.com/


#BaoTang #NhatBan #Kawaii #ChuyenLa #Tochigi

Nguồn ảnh: Timesclub.jp & Thebestjapan.com
Theo Japo News
Một nhân viên văn phòng 80 tuổi ở Nhật Bản đã tình cờ phát hiện một con sơn dương có 4 mắt với màu lông khá đặc biệt trong chuyến tham quan ngôi chùa bên ngoài thành phố Tome, tỉnh Miyagi.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, hôm 22/5, ông Eiji Okamoto (80 tuổi, nhân viên văn phòng tại đường Ekimae Kita, thành phố Ishinomaki) đã bất ngờ gặp một sinh vật lạ khi đang đi dã ngoại tại chùa Yanaizu Kokuzoson (ở Tsuyama-cho Yanaizu, thành phố Tome, Miyagi).

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 H7dC3bl
Bức ảnh linh dương 4 mắt được chụp bởi Okamoto Eiji. (Ảnh: Soranews)

Cụ thể, khi đang trên đường đến bãi đỗ xe, ông trông thấy một con sơn dương có ngoại hình khác lạ ở phía sau, cách ông khoảng 30m. Ông Okamoto đã lập tức chụp lại khoảnh khắc đó và khi về nhà, ông nhận ra đó là một con linh dương có 4 mắt với màu lông khá đặc biệt.

Khi đó ông đã cảm thấy như con sơn dương đó là sứ giả của Phật, ông lập tức đến Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Động vật hoang dã Tohoku, thành phố Sendai để thông báo về khám phá mới của mình.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, nhân viên của trung tâm cho biết con vật kỳ lạ mà ông Okamoto chụp được chỉ là một con sơn dương bình thường có thể bắt gặp ở nhiều nơi tại Nhật Bản.

Thứ khiến ông Okamoto nhầm lẫn là tuyến đệm dưới mắt của con vật bị sưng lên, sáng bóng trông như một cặp mắt thứ hai.

Tuyến đệm là bộ phận mà con sơn dương nào cũng có, chúng thường cọ xát tuyến này vào đá, cây cối để tiết ra dịch giúp đánh dấu lãnh thổ. Con linh dương trong bức ảnh có lẽ đã không thực hiện việc đánh dấu lãnh thổ như những đồng loại của mình nên tuyến dưới của nó sưng lên và sáng bóng đến mức trông giống như cặp mắt.

Topics tagged under chuyenla on CDOV Forum - Page 5 UOBfHH7
Linh dương “4 mắt” thực chất là do việc tích tụ dịch tiết của tuyến subocular. (Ảnh: Soranews)

“Thật hiếm khi có cá thể linh dương nào lại có tuyến subocular phát triển vượt trội và có thể thấy rõ như vậy”, Soharu Uno – nhân viên của Trung tâm nói.

Dù không phải 4 mắt nhưng cũng hiếm thấy con sơn dương nào có tuyến đệm như vậy.

Ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, bức ảnh về sơn dương “4 mắt” của ông Okamoto đã lập tức thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng Nhật Bản. Nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên vì cũng chưa bao giờ gặp qua con vật nào như vậy:

“Tôi sẽ rất sợ hãi nếu thấy chúng ngoài đời thực”, “Có thể chú nai mà Hoàng tử Ashitaka cưỡi trong anime Princess Mononoke cũng được lấy ý tưởng từ con vật này”, “Ồ, tôi biết điều này, nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ nghĩ chúng có 4 mắt”.

Loài sơn dương núi được coi là một trong số những biểu tượng của Nhật và là động vật đang được bảo vệ trong các khu bảo tồn. Sơn dương Nhật Bản thường sống tại vùng núi có độ cao từ 600 đến 1000m ở các khu vực đảo Honshu, Kyushu và Shikoku. Chúng sống đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ và có khả năng di chuyển khéo léo trên các sườn núi, dốc đá.

Thức ăn chính của loài này là cỏ, chồi cây, lá và cành cây. Trước đó, vào năm 2012 cũng có người phát hiện ra một con linh dương “bốn mắt” tương tự ở tỉnh Gunma.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Theo Tinh Hoa Net

Go to page : Previous  1, 2, 3, 4, 5