[NEWS] Tác giả Việt Nam giành giải Bạc cuộc thi truyện tranh quốc tế tại Nhật Bản
2 posters
7/2/2017, 6:16 pm

#1

Kin
Kin
Cộng tác viên • 「Thành viên danh dự」
Cộng tác viên • 「Thành viên danh dự」

Pet
:
Waifu/Pet

:
Cây bút vàng
Đạt 100 bài viết
Thành viên gắn bó
Hoạt động trên 3 năm
Đại gia
Đạt trên 1000 yên
»Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 8104
»¥ên ¥ên : 249217
»Điểm tích lũy Điểm tích lũy : 98354
»Ghi danh Ghi danh : 2013-05-18
»Giới tính Giới tính : Male
News
Tác giả Việt Nam giành giải Bạc cuộc thi truyện tranh quốc tế tại Nhật Bản
Tối 6/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi truyện tranh quốc tế lần thứ 10.

Tác giả với bút danh Can Tiểu Hy (tên thật là Phan Cao Hà My, sinh năm 1990) đến từ Việt Nam đã giành giải Bạc cuộc thi này với tác phẩm “Ðịa ngục môn”. Ðây là bộ truyện tranh thứ hai (sau Long Thần Tướng) của Việt Nam được trao giải tại cuộc thi này.

[NEWS] Tác giả Việt Nam giành giải Bạc cuộc thi truyện tranh quốc tế tại Nhật Bản ATBQVEn
Tác giả Can Tiểu Hy bên áp phích của cuộc thi truyện tranh thế giới lần thứ 10. Ảnh: Thành Hữu - Gia Quân, P/v TTXVN tại Nhật Bản

Cuộc thi truyện tranh thế giới được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức thường niên từ năm 2007. Đây là một trong các cuộc thi quốc tế uy tín thu hút hàng trăm tác phẩm truyện tranh của các tác giả từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Cuộc thi năm nay đã thu hút 296 tác phẩm của các tác giả đến từ 55 quốc gia, khu vực.

Tại lễ trao giải, ban tổ chức cho biết cuộc thi năm nay có 14 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 1 giải Vàng, 3 giải Bạc, 10 giải Đồng. Giải Vàng được trao cho tác giả Joel Parnotte đến từ Pháp với tác phẩm "Master of arms" (tạm dịch là “Thần Kiếm”). Cùng với giải Bạc được trao cho Can Tiểu Hy đến từ Việt Nam, hai tác phẩm còn lại nhận giải này là "Scavengers" (tạm dịch là “Lao Công”) và "The heart of darkness" (tạm dịch là “Hắc Tâm”), lần lượt của hai tác giả đến từ Trung Quốc và Italy.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Can Tiểu Hy cho biết cảm xúc đầu tiên là rất ngạc nhiên, sau đó là tự hào; tự hào đối với chính bản thân mình và tự hào cho giới sáng tác truyện tranh ở Việt Nam. Theo cô, việc Việt Nam có tác phẩm đạt giải trong cuộc thi này sẽ giúp cho giới sáng tác truyện tranh của Việt Nam tự tin hơn và đã có thể nhìn thấy con đường đi của truyện tranh Việt Nam. Cao Tiểu Hy cho biết những người trẻ tuổi Việt Nam có khả năng rất tốt, do đó, tương lai truyện tranh Việt Nam sẽ rất tươi sáng.

Đối với tác phẩm “Địa Ngục Môn”, Can Tiểu Hy chia sẻ đây là tác phẩm nằm trong chủ đề viết về một thế giới khác thế giới hiện tại đó là tiên giới và địa ngục. Chủ đề tiên giới sẽ được cô thực hiện trong tương lai. “Địa Ngục Môn” là một cách nhìn về quy luật nhân quả, sự sống sau khi chết. Đây là câu chuyện kể về một cô gái bất ngờ bị đưa xuống địa ngục. Cảm thấy bị oan ức, cô quyết tâm tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của mình và tìm đường về dương gian. Dự kiến trong thời gian tới các phần tiếp theo của “Địa Ngục Môn” sẽ được ra đời.

Trưởng ban giám khảo của cuộc thi, Họa sỹ Machiko Satonaka – một trong những họa sỹ truyện tranh nổi tiếng nhất Nhật Bản - đánh giá tác phẩm của Can Tiểu Hy đem đến cái nhìn phong phú về thế giới, giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Bà thực sự muốn được tiếp tục theo dõi câu chuyện của Can Tiểu Hy.
Cuộc thi truyện tranh quốc tế được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức nhằm mục đích tạo cơ hội trao đổi, giao lưu và vinh danh các tác giả truyện tranh trên thế giới, đồng thời quảng bá văn hoá truyện tranh Nhật Bản.
Nguồn: GameK - BBcode: Kiyomi - Edit: Kayawa

8/2/2017, 1:31 pm

#2

Hatsunei Miku
Hatsunei Miku
Thành viên mới
Thành viên mới
Thành viên gắn bó
Hoạt động trên 3 năm
»Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
»¥ên ¥ên : 0
»Điểm tích lũy Điểm tích lũy : 0
»Ghi danh Ghi danh : 2017-02-08
»Giới tính Giới tính : Female
Năm mới ở Nhật thay đổi khi ăn Tết Tây,
Trước nửa đêm, đường phố Tokyo tràn ngập những người trẻ tuổi và du khách nước ngoài. Hàng chục nghìn người tụ tập gần một nhà ga tại trung tâm Tokyo cho màn đếm ngược chào năm mới.

Trước cửa nhà ga Shibuya, an ninh được thắt chặt. Lực lượng cảnh sát cấm các phương tiện lưu thông ở khu vực ngã tư đông đúc này vào đêm giao thừa.

Trong khi đó, một đám đông khác chào đón năm mới theo cách truyền thống và yên tĩnh hơn tại một ngôi đền cách đó không xa. Vài giây trước nửa đêm, vị thần chủ lo lắng nhìn đồng hồ đợi nghe tiếng bíp báo đúng 12h.

Khi thời khắc đã điểm, ông đánh chiếc trống lớn ở lối vào đền thờ, báo hiệu sự khởi đầu của năm mới. Các du khách bắt đầu tung đồng xu qua rào chắn, vỗ tay 2 lần rồi yên lặng cầu nguyện.
Đông Tây hòa hợp
Cảnh tượng này có thể đã không diễn ra vào ngày 1/1 Dương lịch nếu không có cuộc cải cách Minh Trị giữa thế kỷ 19 nhằm biến Nhật Bản từ một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng thành một đất nước văn minh, sánh ngang với các cường quốc phương Tây.

Thời kỳ Minh Trị là giai đoạn xoay chuyển thần kỳ của nước Nhật, từ một nước nông nghiệp thành một nước tư bản hùng mạnh, xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, phát triển quân đội và tiếp thu những thành tựu văn minh thế giới.

Cuộc cách mạng không chỉ khiến kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ mà còn đem lại những thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội.
Cuối năm 1873, chính phủ tuyên bố áp dụng Dương lịch thay cho Âm lịch truyền thống. Nguyên nhân của sự thay đổi này là vấn đề tài chính.

Việc chính phủ bắt đầu trả lương hàng tháng cho công chức (thay vì trả lương hàng năm như thời kỳ trước) đã làm phát sinh tháng lương thứ 13 nhưng nguồn thu lại không đủ để thanh toán khoản tiền này. Họ quyết định áp dụng Dương lịch để khép lại một năm ở tháng thứ 12.

Kết quả là người Nhật đã bỏ Tết Nguyên đán để theo Tết Tây nhưng lễ đón năm mới của họ không vì thế mà mất đi những đặc trưng riêng có.

Nếu có mặt ở đây vào thời khắc giao thừa, người ta sẽ nhận thấy nghi lễ mừng năm mới của nước Nhật vừa giống với màn đếm ngược ở Quảng trường Thời đại ở Mỹ lại vừa mang nét thần bí phương Đông.

“Đây không hẳn là một dịp lễ tôn giáo”, ông Kitagawa, trụ trì một điện thờ Thần đạo ở phía nam Tokyo, nói với phóng viên New York Times. “Mọi người chỉ muốn cảm nhận năm mới và hòa mình vào đám đông khi đến thăm điện thờ này”, vị thần chủ đời thứ 5 của gia đình Kitagawa nhận xét.

Tìm về truyền thống
Trên khắp nước Nhật, người ta chào mừng buổi sáng đầu năm theo các cách vừa phổ biến vừa khác biệt. Hàng chục triệu người đến cầu nguyện tại các đền chùa trên khắp đất nước.

Hàng chục nghìn người khác tham gia leo núi theo truyền thống của Thần đạo. Tại thủ đô, hàng triệu người đến cầu nguyện tại Đền Meiji, điểm đến nổi tiếng nhất trong những ngày đầu năm mới ở Nhật.
Mỗi người đến cầu nguyện tại điện thờ lại có một động cơ khác nhau, có người thực sự tin theo Thần đạo, có người chỉ muốn làm điều gì đó thú vị và mới mẻ để đầu óc được thanh thản trong ngày đầu năm mới.

Đối với bất cứ đền thờ nào, năm mới là thời điểm kinh doanh quan trọng. Việc mua bán bùa cầu may và đồ trang sức rẻ tiền mang lại phần lớn nguồn thu để duy trì hoạt động, bao gồm chi phí bảo trì điện thờ và thu nhập cho gia đình trụ trì.

“Giờ đây, chức năng chính của ngôi đền này là giáo dục những người trẻ về truyền thống Nhật Bản”, vợ của ông Kitagawa nói với phóng viên New York Times trong lúc dọn dẹp điện thờ.

“Trước đây, người ta sống trong các đại gia đình nên không cần phải học về điều này. Giờ thì các gia đình truyền thống đã không còn nữa”, bà nói.

Trong mắt một số người nước ngoài, năm mới ở Nhật không khác nhiều so với Lễ Giáng sinh ở phương Tây.

Theo truyền thống, người Nhật sẽ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa trước Tết, sum họp bên người thân, gia đình, tổ chức tiệc mừng năm mới, ngắm mặt trời mọc trong ngày đầu năm và đi lễ ở các đền chùa.

Họ thường lên kế hoạch làm việc đến ngày 29/12 sau đó bắt đầu ồ ạt đổ về quê ăn Tết, khiến các thành phố như Tokyo trở nên trống trải và yên tĩnh hơn thường ngày.

Tuy nhiên, ông Kitagawa lại mong muốn Nhật Bản được thế giới nhìn nhận dưới một góc độ khác.

“Nước Nhật nổi tiếng khắp thế giới là một quốc gia thịnh vượng. Nhưng thông qua tất cả những nghi lễ này, chúng tôi mong muốn mọi người trên thế giới thấy rằng Nhật Bản cũng là một đất nước của truyền thống”, ông nói.

Liên kết Facebook
Lưu ý: Hãy bình luận lịch sự để ủng hộ tác giả nhé.