Manga là một đặc trưng văn hóa của Nhật Bản, và dĩ nhiên mọi thứ liên quan đến manga cũng đều đặc trưng. Ở đây xin nói về việc sử dụng typeface (thể chữ) trong manga.
Typeset trong manga mang những đặc trưng sau (đúng với hầu hết các manga):
Một số nhân vật đặc biệt có thể có lời thoại viết bằng font khác các nhân vật khác.
Áp dụng all caps (tất cả chữ đều in hoa) không phải là điều nên làm thường xuyên. Trừ trường hợp viết tắt thì chỉ nên in hoa đầu câu; trong khi comic Âu-Mĩ sử dụng toàn font all caps
SFX và một số lời thoại phụ là do họa sĩ vẽ hoặc viết; comic Âu-Mĩ sử dụng font có sẵn.
Dấu chấm than xoay nghiêng, dấu lượn sóng, hình trái tim, hình ngôi sao rất hay được sử dụng trong shonen, shojo và kodomo.
Các manga thương mại đưa text vào manga thông qua phương pháp phototypesetting (nôm na là in text bằng phương pháp chụp hình quang học). Theo Wikipedia thì phương pháp này đã lỗi thời, nhưng thực tế vẫn được sử dụng để sản xuất một số manga, có thể là do truyền thống hoặc không phải tất cả các thể chữ đều có phiên bản số (dùng trên máy tính). Quá trình đưa text vào manga cơ bản là: mangaka viết lời thoại vào balloon bằng bút chì. người sắp chữ sẽ viết và chụp chữ ra giấy in ảnh bằng phương pháp phototypesetting, cắt mẩu thoại ra và dán vào trang truyện.
Sử dụng phương pháp phototypesetting có thể là bằng tay hoặc nhờ máy tính, nhưng trong cả hai trường hợp, không một font số nào được dùng. Font được dùng được thiết kế chỉ dành cho phương pháp này, đều là font thương mại và không thể download. Giải pháp cho nhưng ai muốn hoàn thiện bản thảo manga trên máy tính là sử dụng các font số tương đối giống.
Hầu hết các font dùng trong manga đều là font do công ty Shaken thiết kế, dành cho máy phototypesetter. Có thể xem danh sách các font kèm theo mã (viết bằng chữ in hoa) tại đây.
Sau đây là các thể chữ thường dùng trong manga, font chuẩn kèm theo mã, và một số font số đề nghị cho việc sử dụng trên máy tính.
1. Thể chữ chính được dùng để viết lời thoại: Antique
2. Thể chính dùng cho lời dẫn và suy nghĩ: MaruGothic
3. Thể Mincho đôi khi có thể dùng cho suy nghĩ
4. Một lựa chọn khác cho suy nghĩ: Kyokasho
5. Mincho cực đậm để nhấn mạnh
6. Thể nét đều đậm, không serif dùng để nhấn mạnh
7. Cùng kiểu Kanji với thể trên nhưng kana có nhiều đoạn "thẳng thành cong", cho các pha hài hước
8. Thể với kana nét thanh đậm, dùng cho lời nói qua phone
9. Thể chữ "nét cọ vẽ" đậm, dùng cho lời la lối, quát tháo
10. Thể chữ nét đứt cho những pha rùng rợn: KoIn
11. Một thể chữ rùng rợn khác
12. Thể chữ có serif, hơi nghiêng
13. Thể chữ Maru "mập tròn"
Typeset trong manga mang những đặc trưng sau (đúng với hầu hết các manga):
- Sử dụng rất nhiều thể chữ cho nhiều mục đích khác nhau. Seinen và josei dùng ít thể hơn shonen, shojo và kodomo.
- Thường xuyên sử dụng một số thể chữ nhất định cho những mục đích nhất định: lời thoại thường, lời la lối, suy nghĩ, lời dẫn truyện đi cùng với những thể chữ và font khác nhau; trong khi comic Âu-Mĩ ít khi thay đổi thể chữ mà thường áp dụng nghiêng hoặc đậm để nhấn mạnh 1 hoặc 1 số từ.
Một số nhân vật đặc biệt có thể có lời thoại viết bằng font khác các nhân vật khác.
Áp dụng all caps (tất cả chữ đều in hoa) không phải là điều nên làm thường xuyên. Trừ trường hợp viết tắt thì chỉ nên in hoa đầu câu; trong khi comic Âu-Mĩ sử dụng toàn font all caps
SFX và một số lời thoại phụ là do họa sĩ vẽ hoặc viết; comic Âu-Mĩ sử dụng font có sẵn.
Dấu chấm than xoay nghiêng, dấu lượn sóng, hình trái tim, hình ngôi sao rất hay được sử dụng trong shonen, shojo và kodomo.
Các manga thương mại đưa text vào manga thông qua phương pháp phototypesetting (nôm na là in text bằng phương pháp chụp hình quang học). Theo Wikipedia thì phương pháp này đã lỗi thời, nhưng thực tế vẫn được sử dụng để sản xuất một số manga, có thể là do truyền thống hoặc không phải tất cả các thể chữ đều có phiên bản số (dùng trên máy tính). Quá trình đưa text vào manga cơ bản là: mangaka viết lời thoại vào balloon bằng bút chì. người sắp chữ sẽ viết và chụp chữ ra giấy in ảnh bằng phương pháp phototypesetting, cắt mẩu thoại ra và dán vào trang truyện.
Sử dụng phương pháp phototypesetting có thể là bằng tay hoặc nhờ máy tính, nhưng trong cả hai trường hợp, không một font số nào được dùng. Font được dùng được thiết kế chỉ dành cho phương pháp này, đều là font thương mại và không thể download. Giải pháp cho nhưng ai muốn hoàn thiện bản thảo manga trên máy tính là sử dụng các font số tương đối giống.
Hầu hết các font dùng trong manga đều là font do công ty Shaken thiết kế, dành cho máy phototypesetter. Có thể xem danh sách các font kèm theo mã (viết bằng chữ in hoa) tại đây.
Sau đây là các thể chữ thường dùng trong manga, font chuẩn kèm theo mã, và một số font số đề nghị cho việc sử dụng trên máy tính.
1. Thể chữ chính được dùng để viết lời thoại: Antique
- Ở thể Antique, chữ kana và các dấu câu fullwidth sẽ giống với thể Mincho (chữ in, nét thanh nét đậm), trong khi kanji và các bộ kí tự khác thì theo thểGothic (chữ in nét đều).
- Font chuẩn: Nakamidashi Antique (中見出しアンチック) (KFA)
- Tương tự/thay thế (TT):
- Iwata Antic Std B (I-OTFアンチックStd B): đây là font có thể download thông qua tài khoản Clip Studio Paint; hỗ trợ gần như đủ các kí tự dùng trong manga.
- GL-Antique Plus (GL-アンチックPlus): hỗ trợ tương đối các kí tự cho manga.
- 07YasashisaAntique (07やさしさアンチック)
- F910ComicW4-IPA (F910コミックW4-IPA)
2. Thể chính dùng cho lời dẫn và suy nghĩ: MaruGothic
- MaruGothic có nét đều nhưng các góc bo tròn
- Font chuẩn: Nar D (ナールD) (DNAR)
- Tương tự: mình chưa tìm thấy (CTT)
- Thay thế:
- DFMaruGothic-Md, HCP Maru Gothic, HGMaruGothicMPRO, EPSON 丸ゴシック体, FC丸ゴシック体, FG丸ゴシック体, Fj丸ゴシック体, FA 丸ゴシック,...
3. Thể Mincho đôi khi có thể dùng cho suy nghĩ
- Mincho là thể chữ in rất phổ biến. Đặc điểm của nó là nét thanh nét đậm và có serif.
- Chuẩn: IshiiSaiMinchotai New-Style Shogana (石井細明朝体・ニュースタイル小がな) (LMNKS)
- TT: có rất nhiều font Mincho. Mặc định trong Windows có MSMincho. Ngoài ra bạn có thể dùng DFMinchoPStd, DFMinchoP-W3, DFHSMincho-W3, 02UtsukushiMincho, FutoMinA101Pro, RyuminPr5, TsukuMinPro, FC明朝体, Fj明朝体,...
4. Một lựa chọn khác cho suy nghĩ: Kyokasho
- Kyokasho cũng là thể nét thanh đậm nhưng gần với chữ viết tay hơn Mincho. Chữ Latin gần giống Gothic.
- Chuẩn: IshiiChuKyokashotai (石井中教科書体) (MTA)
- TT: KyokaICAPro, GKyokaICAPro, HGKyokashotai, FC教科書体, FG教科書体, Fj教科書体
5. Mincho cực đậm để nhấn mạnh
- Các font chữ Trung-Nhật-Hàn thường được thiết kế với rất nhiều độ đậm nhạt: ExtraLight, Light, Regular, Medium, Bold, ExtraBold, UltraBold, SuperUltraBold hoặc W3, W4,W5,...,W9. Ở đầy có thể là Mincho từ ExtraBold trở lên.
- Chuẩn: OoranMinchotai (大蘭明朝体)
- TT: RyuminPro5-Ultra, Arphic PMincho Ultra JIS, DFMincho-SU, HiraginoMin-W8-90msp-RKSJ-H, FC明朝体-H, Fj明朝体-H,...
6. Thể nét đều đậm, không serif dùng để nhấn mạnh
- Chuẩn: GoNaB (ゴナB) (BNAG)
- TT: ShinGoPro-Bold, NewRodinPro-B
7. Cùng kiểu Kanji với thể trên nhưng kana có nhiều đoạn "thẳng thành cong", cho các pha hài hước
- Chuẩn: GoCurlE (ゴカールE) (KEGC)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: DCAi-W5, HGPrettyFrankH, TT-ウインクス-S10P, TT-NIS-POP文字
8. Thể với kana nét thanh đậm, dùng cho lời nói qua phone
- Chuẩn: Typos411 (タイポス411) (TY411A)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: Arphic Roman-Mincho Ultra JIS, FolkPro-M, DFGaGei-W6, TMotoyaAporo W3/W4
9. Thể chữ "nét cọ vẽ" đậm, dùng cho lời la lối, quát tháo
- Chuẩn: EnaBrush (イナブラッシュ) (ENA)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: mình chưa tìm được font nào gần giống với font này; font này có thể cho hiệu ứng tương tự:
10. Thể chữ nét đứt cho những pha rùng rợn: KoIn
- Thể chữ này nhìn khá giống chữ đóng ra từ con dấu nên mới gọi là KoIn (cổ ấn)
- Chuẩn: Tankoin (淡古印) (ALKL)
- TT: DFKoIn, HGHanKointai, CRC & G 半古印, FC淡古印, Fj淡古印体,...
11. Một thể chữ rùng rợn khác
- Chuẩn: EnaKuzure (イナクズレ) (EKZ)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: FG古隷書体マール, minamoji
12. Thể chữ có serif, hơi nghiêng
- Tất cả các chữ, kể cả kana đều có serif.
- Chuẩn: SushaB (スーシャB) (BSM)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: KakuMinPro, DFLeiGaSo
13. Thể chữ Maru "mập tròn"
- Chuẩn: EtsuruD (エツール) (KDETR)
- Tương tự: CTT
- Thay thế: DFMaruMoji, HGSSoeiMarupoptai, CapieNStd, Fjまる文字