Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin) vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.
Thời xa xưa, chuông gió thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa , nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, việc sử dụng chuông gió được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để chuông phát ra tiếng kêu.
Chuông gió được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ và cả gỗ. Tuy nhiên, những chiếc chuông bằng thủy tinh là được ưa chuộng hơn cả, bởi sự đa dạng về màu sắc, hình ảnh của chúng.
Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác, và có thể gọi gió đến vào những buổi trưa hè nóng bức.
Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra tiếng kêu vui tai, chiếc chuông gió còn được coi là mang lại cảm giác bình an cho gia chủ. Đi kèm với chuông gió thường là một mảnh giấy nhỏ được nối với dây chuông bên dưới. Trên mảnh giấy có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn như thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết.
Vào tháng 7 hàng năm, tại thành phố Kawasaki diễn ra hội chợ chuông gió. Trên 800 loại chuông gió với khoảng 30.000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triển lãm và bày bán.
Thời xa xưa, chuông gió thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa , nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, việc sử dụng chuông gió được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để chuông phát ra tiếng kêu.
Chuông gió được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ và cả gỗ. Tuy nhiên, những chiếc chuông bằng thủy tinh là được ưa chuộng hơn cả, bởi sự đa dạng về màu sắc, hình ảnh của chúng.
Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác, và có thể gọi gió đến vào những buổi trưa hè nóng bức.
Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra tiếng kêu vui tai, chiếc chuông gió còn được coi là mang lại cảm giác bình an cho gia chủ. Đi kèm với chuông gió thường là một mảnh giấy nhỏ được nối với dây chuông bên dưới. Trên mảnh giấy có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn như thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết.
Vào tháng 7 hàng năm, tại thành phố Kawasaki diễn ra hội chợ chuông gió. Trên 800 loại chuông gió với khoảng 30.000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triển lãm và bày bán.