Bây giờ sắp qua tháng 9 rồi, trời cũng bắt đầu mưa tầm tã. Kou xin giới thiệu với các bạn về cách làm teru teru bouzu, đây là loại búp bê cầu nắng được các trẻ em Nhật Bản rất yêu thích. Chúng ta có thể làm teru teru bouzu bằng khăn tay hoặc bằng vải bông và khâu trang trí cho hình nhân teru teru bouzu cũng thật là công phu và quan trọng, chúng ta phải tạo ra được những con teru teru bouzu thật ngộ nghĩnh và đáng yêu bằng cách vẽ mắt, mũi, miệng cho nó bằng bút màu.
Lưu ý: cái này chỉ sưu tầm được rồi share cho các bạn, nếu làm không được đừng ném gạch Kou nha rangcua
Teru Teru bousu hay còn gọi là búp bê giấy để cầu trời đẹp
Teru teru bouzu là một chú búp bê truyền thống của Nhật Bản được làm bằng tay bằng cách sử dụng giấy hoặc vải trắng mà nông dân Nhật Bản đã bắt đầu treo bên ngoài cửa sổ của mình bằng một sợi dây. Đây được xem là bùa hộ mệnh có sức mạnh kì diệu để mang lại thời tiết tốt và để ngăn chặn một ngày mưa. Teru là một động từ Nhật Bản mô tả ánh nắng mặt trời, bouzu là một tu sĩ Phật giáo hoặc theo tiếng lóng nghĩa là”hói đầu”. Teru teru trở nên phổ biến trong thời kỳ Edo (thế kỉ XVII- XIX) giữa các cư dân đô thị, trẻ em Nhật Bản sẽ làm những con teru teru bouzu trước hiên nhà để mong muốn thời tiết tốt hơn vào ngày mai.
Búp bê cầu nắng thường được treo trước cửa sổ phòng học, phòng ngủ hoặc trước hiên nhà. Nếu như ta treo ngược đầu búp bê xuống đất thì có nghĩa là cầu trời mưa, nếu treo đầu búp bê ngẩng lên trên nghĩa là cầu trời nắng. Ngày nay, teru teru bouzu không chỉ phổ biến đối với giới trẻ Nhật mà còn được các bạn trên khắp thế giới yêu thích. Ai đã đọc truyện tranh Nhật Bản, đặc biệt là truyện Đoremon sẽ thấy thân quen với hình ảnh teru teru bouzu này.
Cách làm teru teru bouzu : Có 4 bước
1/ Có thể sử dụng khăn giấy hoặc vải bông hay vải trắng. Chuẩn bị kéo, bút màu, dây cước, len hoặc chỉ.
Cắt miếng vải thành hình vuông cỡ 25x25cm.. Sau đó gấp 4 góc hình vuông lại với nhau và tìm ra tâm ở giữa mảnh vải đó. Dùng bút vẽ vòng tròn có bán kính khoảng 6-7cm
2/ Nhét vải vụn vào vòng tròn đã vẽ, phải nhét sao cho đầu búp bê chiếm hết đường tròn. Sau đó một tay giữ cổ búp bê, một tay nắn lại đầu búp bê cho tròn trịa rồi dùng dây cước buộc lại phần cổ búp bê.
3/ Tiếp theo là phần trang trí cho khuôn mặt búp bê. Tùy vào tưởng tượng của mỗi người mà búp bê có những khuôn mặt sinh động rất khác nhau, đối với trẻ em Nhật thì chúng thường vẽ khuôn mặt của búp bê theo 2 trạng thái “mặt cười” và “ mặt méo”( “mặt cười” để cầu trời nắng, và “mặt méo” để cầu trời mưa)
4/ Bước cuối cùng chúng ta sẽ treo búp bê lên cao, thường thì búp bê sẽ được treo bên cửa sổ phòng học, phòng ngủ hoặc trước hiên nhà.
Lưu ý: cái này chỉ sưu tầm được rồi share cho các bạn, nếu làm không được đừng ném gạch Kou nha rangcua
Teru Teru bousu hay còn gọi là búp bê giấy để cầu trời đẹp
Teru teru bouzu là một chú búp bê truyền thống của Nhật Bản được làm bằng tay bằng cách sử dụng giấy hoặc vải trắng mà nông dân Nhật Bản đã bắt đầu treo bên ngoài cửa sổ của mình bằng một sợi dây. Đây được xem là bùa hộ mệnh có sức mạnh kì diệu để mang lại thời tiết tốt và để ngăn chặn một ngày mưa. Teru là một động từ Nhật Bản mô tả ánh nắng mặt trời, bouzu là một tu sĩ Phật giáo hoặc theo tiếng lóng nghĩa là”hói đầu”. Teru teru trở nên phổ biến trong thời kỳ Edo (thế kỉ XVII- XIX) giữa các cư dân đô thị, trẻ em Nhật Bản sẽ làm những con teru teru bouzu trước hiên nhà để mong muốn thời tiết tốt hơn vào ngày mai.
Búp bê cầu nắng thường được treo trước cửa sổ phòng học, phòng ngủ hoặc trước hiên nhà. Nếu như ta treo ngược đầu búp bê xuống đất thì có nghĩa là cầu trời mưa, nếu treo đầu búp bê ngẩng lên trên nghĩa là cầu trời nắng. Ngày nay, teru teru bouzu không chỉ phổ biến đối với giới trẻ Nhật mà còn được các bạn trên khắp thế giới yêu thích. Ai đã đọc truyện tranh Nhật Bản, đặc biệt là truyện Đoremon sẽ thấy thân quen với hình ảnh teru teru bouzu này.
Cách làm teru teru bouzu : Có 4 bước
1/ Có thể sử dụng khăn giấy hoặc vải bông hay vải trắng. Chuẩn bị kéo, bút màu, dây cước, len hoặc chỉ.
Cắt miếng vải thành hình vuông cỡ 25x25cm.. Sau đó gấp 4 góc hình vuông lại với nhau và tìm ra tâm ở giữa mảnh vải đó. Dùng bút vẽ vòng tròn có bán kính khoảng 6-7cm
2/ Nhét vải vụn vào vòng tròn đã vẽ, phải nhét sao cho đầu búp bê chiếm hết đường tròn. Sau đó một tay giữ cổ búp bê, một tay nắn lại đầu búp bê cho tròn trịa rồi dùng dây cước buộc lại phần cổ búp bê.
3/ Tiếp theo là phần trang trí cho khuôn mặt búp bê. Tùy vào tưởng tượng của mỗi người mà búp bê có những khuôn mặt sinh động rất khác nhau, đối với trẻ em Nhật thì chúng thường vẽ khuôn mặt của búp bê theo 2 trạng thái “mặt cười” và “ mặt méo”( “mặt cười” để cầu trời nắng, và “mặt méo” để cầu trời mưa)
4/ Bước cuối cùng chúng ta sẽ treo búp bê lên cao, thường thì búp bê sẽ được treo bên cửa sổ phòng học, phòng ngủ hoặc trước hiên nhà.