Vào ngày thứ 7 của tuần thứ 4 tháng Giêng, người ta sẽ đốt núi Wakakusa. Đây là một lễ hội độc đáo và ấn tượng, thu hút rất nhiều người tới tham gia. Lễ hội này có tên là Wakakusa Yamayaki.
Không ai biết chính xác truyền thống đốt một ngọn núi cao 342m ở tỉnh Nara thực sự bắt đầu từ khi nào nhưng chắc chắn một điều rằng, có lẽ nó đã có từ hàng trăm năm trước. Một số người nói rằng, truyền thống này ban đầu bắt đầu như một cuộc tranh chấp ranh giới giữa 2 ngôi đền lớn nhất của Nara, Tōdai-ji và Kōfuku-ji, vào khoảng thế kỷ 18. Khi cuộc hòa giải thất bại, toàn bộ ngọn đồi đã bị thiêu rụi, mặc dù không ai còn nhớ rõ điều đó đã giải quyết được gì.
Một giả thuyết khác cho rằng, đám cháy hàng năm này là một cách để trừ sâu bệnh và xua đuổi lợn rừng. Ngày nay, nó chỉ là một cảnh tượng ấn tượng thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Lễ hội Wakakusa Yamayaki bắt đầu vào từ buổi sáng với cuộc thi ném bánh gạo. Mãi đến 5 giờ chiều, một đoàn rước khởi hành từ khu vực Tobino của Kasuga Taisha đến núi Wakakusa, dừng lại ở đền Mizuya dọc đường để thắp sáng những ngọn đuốc. Khoảng 5 rưỡi, đoàn rước đến chân đồi và đốt lửa trại lớn. Sau màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, người ta sẽ châm lửa vào những ngọn đuốc và đi đốt núi.
Tùy thuộc vào tình trạng của cỏ trên núi Wakakusa, có thể mất từ 30 phút đến một giờ để cháy toàn bộ khu vực. Trong điều kiện ẩm ướt, cỏ cháy chậm và chỉ ở một số khu vực nhất định, trong khi khi trời khô, ngọn bao phủ mọi thứ rất nhanh chóng.
Bởi vì ngọn lửa cháy trên một khu vực rộng nên đứng từ xa có thế nhìn thấy cảnh tượng ngoạn mục này. Hàng trăm người sẽ tập trung dưới chân núi Wakakusa trong khi hàng nghìn người khác sẽ theo dõi sự kiện này từ bên trong thành phố Nara, cũng như một số địa điểm thuận lợi khác trong khu vực.
Một hàng rào đặc biệt ngăn không cho mọi người đến gần đám cháy. Hàng trăm lính cứu hỏa tình nguyện có mặt để đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra trong lễ hội.
Đây không phải là lễ hội thân thiện với môi trường nhưng Wakakusa Yamayaki có một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nara. Vì vậy, có lẽ họ sẽ không từ bỏ truyền thống hàng thế kỷ của mình.
Sau đây là hình ảnh của núi Wakakusa và cỏ trên núi vào ban ngày.
#NhatBan #KhamPha #ChuyenLa #LeHoi
Không ai biết chính xác truyền thống đốt một ngọn núi cao 342m ở tỉnh Nara thực sự bắt đầu từ khi nào nhưng chắc chắn một điều rằng, có lẽ nó đã có từ hàng trăm năm trước. Một số người nói rằng, truyền thống này ban đầu bắt đầu như một cuộc tranh chấp ranh giới giữa 2 ngôi đền lớn nhất của Nara, Tōdai-ji và Kōfuku-ji, vào khoảng thế kỷ 18. Khi cuộc hòa giải thất bại, toàn bộ ngọn đồi đã bị thiêu rụi, mặc dù không ai còn nhớ rõ điều đó đã giải quyết được gì.
Một giả thuyết khác cho rằng, đám cháy hàng năm này là một cách để trừ sâu bệnh và xua đuổi lợn rừng. Ngày nay, nó chỉ là một cảnh tượng ấn tượng thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Lễ hội Wakakusa Yamayaki bắt đầu vào từ buổi sáng với cuộc thi ném bánh gạo. Mãi đến 5 giờ chiều, một đoàn rước khởi hành từ khu vực Tobino của Kasuga Taisha đến núi Wakakusa, dừng lại ở đền Mizuya dọc đường để thắp sáng những ngọn đuốc. Khoảng 5 rưỡi, đoàn rước đến chân đồi và đốt lửa trại lớn. Sau màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, người ta sẽ châm lửa vào những ngọn đuốc và đi đốt núi.
Tùy thuộc vào tình trạng của cỏ trên núi Wakakusa, có thể mất từ 30 phút đến một giờ để cháy toàn bộ khu vực. Trong điều kiện ẩm ướt, cỏ cháy chậm và chỉ ở một số khu vực nhất định, trong khi khi trời khô, ngọn bao phủ mọi thứ rất nhanh chóng.
Bởi vì ngọn lửa cháy trên một khu vực rộng nên đứng từ xa có thế nhìn thấy cảnh tượng ngoạn mục này. Hàng trăm người sẽ tập trung dưới chân núi Wakakusa trong khi hàng nghìn người khác sẽ theo dõi sự kiện này từ bên trong thành phố Nara, cũng như một số địa điểm thuận lợi khác trong khu vực.
Một hàng rào đặc biệt ngăn không cho mọi người đến gần đám cháy. Hàng trăm lính cứu hỏa tình nguyện có mặt để đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra trong lễ hội.
Đây không phải là lễ hội thân thiện với môi trường nhưng Wakakusa Yamayaki có một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nara. Vì vậy, có lẽ họ sẽ không từ bỏ truyền thống hàng thế kỷ của mình.
Sau đây là hình ảnh của núi Wakakusa và cỏ trên núi vào ban ngày.
#NhatBan #KhamPha #ChuyenLa #LeHoi
Theo WOM JAPAN