Nhật Bản luôn là đất nước gây hứng thú , yêu thích và tò mò của rất nhiều du khách. Gần như tất cả mọi người khi đến Nhật Bản đều có bước đầu bỡ ngỡ. Hãy cùng Kiyomi khám phá những điểm khác biệt kỳ thú này nhé.
“Bo” (tips) là một chuyện vô cùng quen thuộc không chỉ ở các nước phương tây mà đang dần lan sang các nước châu Á. Tuy nhiên,ở Nhật Bản điều này là chuyện không ai muốn. Nếu bạn bo cho một người phục vụ ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối vì sao bạn lại đưa họ nhiều như vậy, và họ sẽ khăng khăng bạn phải nhận tiền thối lại. Một vài người sẽ cảm thấy có lỗi và có trách nhiệm phải báo lại với cấp trên. Và họ đều cảm thấy bị xúc phạm khi “được cho tiền”.
Người Nhật cảm thấy bị xúc phạm khi được tặng tiền. Đối với họ tiền chỉ được tặng trong dịp cưới hỏi và cho trẻ em trong dịp đầu năm mới (mừng tuổi).
Ở Việt Nam, khi bạn mua hàng ở tạp hóa, mua hàng ngoài chợ hoặc bất kỳ một cửa hàng nào. Bạn thừa 1.000 – 2.000 đồng, thường người bán hàng sẽ trả lại cho bạn 1 chiếc kẹo có giá trị tương đương. Và bạn thường vui vẻ nhận nó.
Tuy nhiên, ở Nhật bạn chỉ cần thừa 1 yên thôi thì người bán hàng cũng sẽ trả lại cho bạn. Chính vì thế, khi sang Nhật một thời gian, sẽ không ngạc nhiên nếu bạn có nguyên cả một túi tiền xu 1 yên.
Nữ phục vụ tại Nhật Bản.
Tàu và xe điện ngầm là phương tiện giao thông phổ biến tại Nhật Bản. Chính vì thế tại các thành phố lớn và giờ cao điểm, lượng người sử dụng phương tiện này rất đông. Và để lên xuống ở những điểm mà mình muốn hoặc để cửa tàu có thể đóng lại , chuyện xô đẩy là điều không thể tránh khỏi.
Và làm sao để xô đẩy một cách “lịch sự” ở trên tàu điện ngầm ?
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ xô đẩy khi thực sự cần thiết, và hãy thực hiện điều đó bằng cơ thể một cách thân thiện chứ không phải là bằng tay. Hãy cầm túi đồ của mình ở phía nào mà tránh không va vào những người mà bạn đang cố chen qua.
Và để lịch sự hơn nữa, hãy nói “orimasu” (Cho tôi xuống), như thế họ sẽ hiểu lý do vì sao bạn đẩy họ. Và vì không nói xin lỗi nên hãy nói “sumimasen” để mọi việc được diễn ra suôn sẻ hơn.
Ở Việt Nam, việc ăn uống phát ra tiếng động là điều hết sức bất lịch sự. Và từ khi còn bé các bậc phụ huynh đã dạy dỗ con mình ăn uống không phát ra tiếng động.
Tuy nhiên, khi bạn sang Nhật, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi bị chê là bất lịch sự nếu bạn ăn mỳ trong “im lặng”. Người Nhật rất tôn trọng đồ ăn, và vì thế khi ăn đồ ăn, họ sẽ cố để ăn cho hết, không bỏ thừa. Việc phát ra tiếng động trong ăn uống theo một số người làm tăng hương vị của mỳ, một số khác cho rằng thể hiện sự tôn trọng đồ ăn, tôn trọng người đầu bếp.
Dù là nguyên nhân gì thì hãy phát ra tiếng động lớn khi bạn thưởng thức món ăn đặc biệt là mì ở Nhật Bản nhé.
Mỳ Ajisen Ramen - một nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Thường khi bạn vào một cửa hàng, bạn sẽ đợi phục vụ ra đến bàn của mình để gọi món. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra ở Nhật.
Để được phục vụ, bạn sẽ phải gọi lớn, hoặc nói “Sumimasen”, và ngay lập tức sẽ có phục vụ tại bàn. Chính vì thế, đâu có lạ lắm khi người Nhật không chịu nhận tiền Bo phải không ?
Để được phục vụ bạn sẽ phải gọi lớn "Sumimasen"
Cũng không có gì gọi là quá shock nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi không có ai đừng giữ cửa cho bạn. Ở Nhật, việc một người đàn ông mở cửa cho một cô gái là việc rất hiếm. Kể cả đối với taxi thì bạn cũng sẽ phải tự mở cửa.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó và ở Nhật một đất nước được rèn luyện tính độc lập từ nhỏ thì chuyện đó cũng là bình thường.
Thời gian gần đây, đang rất nổi lên một bài viết của mẹ bé Tiantian khi đưa con đi học ở trường mầm non của Nhật Bản. Ở đây, khi đưa con đi học, người lớn không xách bất kỳ cái gì trong khi trẻ con cần phải tự xách tất cả. Và khi mẹ của Tiantian xách đồ cho bé, cô giáo chủ nhiệm đã đến và chia sẻ một cách lịch sự rằng “ mẹ bé không nên làm thế”. Đơn giản vì đó là cách mà nền giáo dục của Nhật mang lại cho thế hệ mầm non, một sự tự lập từ sớm.
Bạn có còn ngạc nhiên với việc không ai mở cửa chờ bạn nữa không?
Từ bé, trẻ em Nhật đã được giáo dục tính tự lập và kỷ luật
Đây không phải là tất cả những nét độc đáo và lạ trong văn hóa của người Nhật, và trong một bài viết tôi cũng không thể kể ra hết. Vậy nên, hãy đón chờ ở những bài viết sau bạn nhé.
1. Không bo cho phục vụ:
“Bo” (tips) là một chuyện vô cùng quen thuộc không chỉ ở các nước phương tây mà đang dần lan sang các nước châu Á. Tuy nhiên,ở Nhật Bản điều này là chuyện không ai muốn. Nếu bạn bo cho một người phục vụ ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối vì sao bạn lại đưa họ nhiều như vậy, và họ sẽ khăng khăng bạn phải nhận tiền thối lại. Một vài người sẽ cảm thấy có lỗi và có trách nhiệm phải báo lại với cấp trên. Và họ đều cảm thấy bị xúc phạm khi “được cho tiền”.
Người Nhật cảm thấy bị xúc phạm khi được tặng tiền. Đối với họ tiền chỉ được tặng trong dịp cưới hỏi và cho trẻ em trong dịp đầu năm mới (mừng tuổi).
Ở Việt Nam, khi bạn mua hàng ở tạp hóa, mua hàng ngoài chợ hoặc bất kỳ một cửa hàng nào. Bạn thừa 1.000 – 2.000 đồng, thường người bán hàng sẽ trả lại cho bạn 1 chiếc kẹo có giá trị tương đương. Và bạn thường vui vẻ nhận nó.
Tuy nhiên, ở Nhật bạn chỉ cần thừa 1 yên thôi thì người bán hàng cũng sẽ trả lại cho bạn. Chính vì thế, khi sang Nhật một thời gian, sẽ không ngạc nhiên nếu bạn có nguyên cả một túi tiền xu 1 yên.
Nữ phục vụ tại Nhật Bản.
2. Cách xô đẩy "lịch sự" trên tàu điện ngầm:
Tàu và xe điện ngầm là phương tiện giao thông phổ biến tại Nhật Bản. Chính vì thế tại các thành phố lớn và giờ cao điểm, lượng người sử dụng phương tiện này rất đông. Và để lên xuống ở những điểm mà mình muốn hoặc để cửa tàu có thể đóng lại , chuyện xô đẩy là điều không thể tránh khỏi.
<iframe width="420" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/PyGnJHTZrPI" frameborder="0"></iframe>
Nhân viên nhà ga đẩy khách lên tàu để đóng cửa
Nhân viên nhà ga đẩy khách lên tàu để đóng cửa
Và làm sao để xô đẩy một cách “lịch sự” ở trên tàu điện ngầm ?
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ xô đẩy khi thực sự cần thiết, và hãy thực hiện điều đó bằng cơ thể một cách thân thiện chứ không phải là bằng tay. Hãy cầm túi đồ của mình ở phía nào mà tránh không va vào những người mà bạn đang cố chen qua.
Và để lịch sự hơn nữa, hãy nói “orimasu” (Cho tôi xuống), như thế họ sẽ hiểu lý do vì sao bạn đẩy họ. Và vì không nói xin lỗi nên hãy nói “sumimasen” để mọi việc được diễn ra suôn sẻ hơn.
3. Phát ra tiếng động khi ăn uống :
Ở Việt Nam, việc ăn uống phát ra tiếng động là điều hết sức bất lịch sự. Và từ khi còn bé các bậc phụ huynh đã dạy dỗ con mình ăn uống không phát ra tiếng động.
Tuy nhiên, khi bạn sang Nhật, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi bị chê là bất lịch sự nếu bạn ăn mỳ trong “im lặng”. Người Nhật rất tôn trọng đồ ăn, và vì thế khi ăn đồ ăn, họ sẽ cố để ăn cho hết, không bỏ thừa. Việc phát ra tiếng động trong ăn uống theo một số người làm tăng hương vị của mỳ, một số khác cho rằng thể hiện sự tôn trọng đồ ăn, tôn trọng người đầu bếp.
Dù là nguyên nhân gì thì hãy phát ra tiếng động lớn khi bạn thưởng thức món ăn đặc biệt là mì ở Nhật Bản nhé.
Mỳ Ajisen Ramen - một nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản
4. Gọi lớn để được phục vụ
Thường khi bạn vào một cửa hàng, bạn sẽ đợi phục vụ ra đến bàn của mình để gọi món. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra ở Nhật.
Để được phục vụ, bạn sẽ phải gọi lớn, hoặc nói “Sumimasen”, và ngay lập tức sẽ có phục vụ tại bàn. Chính vì thế, đâu có lạ lắm khi người Nhật không chịu nhận tiền Bo phải không ?
Để được phục vụ bạn sẽ phải gọi lớn "Sumimasen"
5. Không giữ cửa mở cho người khác.
Cũng không có gì gọi là quá shock nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi không có ai đừng giữ cửa cho bạn. Ở Nhật, việc một người đàn ông mở cửa cho một cô gái là việc rất hiếm. Kể cả đối với taxi thì bạn cũng sẽ phải tự mở cửa.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó và ở Nhật một đất nước được rèn luyện tính độc lập từ nhỏ thì chuyện đó cũng là bình thường.
Thời gian gần đây, đang rất nổi lên một bài viết của mẹ bé Tiantian khi đưa con đi học ở trường mầm non của Nhật Bản. Ở đây, khi đưa con đi học, người lớn không xách bất kỳ cái gì trong khi trẻ con cần phải tự xách tất cả. Và khi mẹ của Tiantian xách đồ cho bé, cô giáo chủ nhiệm đã đến và chia sẻ một cách lịch sự rằng “ mẹ bé không nên làm thế”. Đơn giản vì đó là cách mà nền giáo dục của Nhật mang lại cho thế hệ mầm non, một sự tự lập từ sớm.
Bạn có còn ngạc nhiên với việc không ai mở cửa chờ bạn nữa không?
Từ bé, trẻ em Nhật đã được giáo dục tính tự lập và kỷ luật
Đây không phải là tất cả những nét độc đáo và lạ trong văn hóa của người Nhật, và trong một bài viết tôi cũng không thể kể ra hết. Vậy nên, hãy đón chờ ở những bài viết sau bạn nhé.