<div style="float: right;width:260px;height:auto;margin-left:10px;"></div><div style="height:auto;text-align:justify">Ohajiki asobi là trò chơi dành cho trẻ em Nhật Bản và thường được coi là trò chơi của con gái. Tên của Ohajiki bắt nguồn từ nghĩa của từ “búng” (trong tiếng Nhật là “hajiku”) và “những miếng thủy tinh hình cầu dẹt” (Ohajiki) – đường kính khoảng 1,2cm.
Ohajiki asobi là trò chơi dành cho trẻ em Nhật Bản và thường được coi là trò chơi của con gái. Tên của Ohajiki bắt nguồn từ nghĩa của từ “búng” (trong tiếng Nhật là “hajiku”) và “những miếng thủy tinh hình cầu dẹt” (Ohajiki) – đường kính khoảng 1,2cm.</div>
Ohajiki hình thành từ thời kì Nara (710-794) và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày đó người ta chơi Ohajiki bằng các viên đá sỏi hoặc đá cuội nhỏ; đôi khi là lấy những mẩu nhỏ từ các trò chơi khác. Và khi đó trò chơi này được gọi là “Ishi-hajiki” (nghĩa là: “búng đá”). Nó từng là thú vui chính của tầng lớp quý tộc trong cung điện. Đến thời Edo thì Ohajiki trở thành trò chơi chủ yếu được chơi bởi con gái. Cho tới thời Meiji, những viên cầu dẹt bằng thủy tinh xuất hiện.
Ngày nay Ohajiki là những viên thủy tinh cầu dẹt với muôn sắc màu và hoa văn rực rỡ.
Ohajiki lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời
Không chỉ là đồ chơi cho trẻ con, Ohajiki còn là một tác phẩm nghệ thuật thật sự
Ohajiki thường được đựng trong những chiếc túi lưới. Một túi nhỏ có khoảng 40 viên Ohajiki các màu và giá là 330 yên.
Chơi Ohajiki gần giống với cách chơi bắn bi của trẻ con Việt Nam:
- Đầu tiên, là mỗi người chơi sẽ bỏ ra một số lượng Ohajiki bằng nhau rồi rải chúng lên một mặt phẳng như sàn nhà, chiếu Nhật hoặc thậm chí là mặt bàn.
Chơi Ohajiki trên bàn
Hoặc nằm bò ra dưới sàn thế này cũng thú vị lắm
- Bước thứ 2, những người chơi sẽ quyết định thứ tự chơi bằng cách oẳn tù tì.
- Bước thứ 3, người chơi sẽ phải chọn 2 viên Ohajiki
và phải dùng tay vẽ một đường tưởng tượng để mọi người cùng biết người
chơi sẽ búng viên này vào viên kia như thế nào trước khi chơi.
- Bước thứ 4, Nếu người chơi búng viên Ohajiki đúng như đã định thì sẽ được lấy viên đó. Còn không thì sẽ đến lượt người chơi tiếp theo.
Cuối cùng thì người có nhiều Ohajiki nhất là người thắng cuộc.
Ohajiki hấp dẫn tới mức cả người lớn cũng thích chơi (nếu họ có thời gian)
Ohajiki asobi là trò chơi dành cho trẻ em Nhật Bản và thường được coi là trò chơi của con gái. Tên của Ohajiki bắt nguồn từ nghĩa của từ “búng” (trong tiếng Nhật là “hajiku”) và “những miếng thủy tinh hình cầu dẹt” (Ohajiki) – đường kính khoảng 1,2cm.</div>
Ohajiki hình thành từ thời kì Nara (710-794) và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày đó người ta chơi Ohajiki bằng các viên đá sỏi hoặc đá cuội nhỏ; đôi khi là lấy những mẩu nhỏ từ các trò chơi khác. Và khi đó trò chơi này được gọi là “Ishi-hajiki” (nghĩa là: “búng đá”). Nó từng là thú vui chính của tầng lớp quý tộc trong cung điện. Đến thời Edo thì Ohajiki trở thành trò chơi chủ yếu được chơi bởi con gái. Cho tới thời Meiji, những viên cầu dẹt bằng thủy tinh xuất hiện.
Ngày nay Ohajiki là những viên thủy tinh cầu dẹt với muôn sắc màu và hoa văn rực rỡ.
Ohajiki lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời
Không chỉ là đồ chơi cho trẻ con, Ohajiki còn là một tác phẩm nghệ thuật thật sự
Ohajiki thường được đựng trong những chiếc túi lưới. Một túi nhỏ có khoảng 40 viên Ohajiki các màu và giá là 330 yên.
Chơi Ohajiki gần giống với cách chơi bắn bi của trẻ con Việt Nam:
- Đầu tiên, là mỗi người chơi sẽ bỏ ra một số lượng Ohajiki bằng nhau rồi rải chúng lên một mặt phẳng như sàn nhà, chiếu Nhật hoặc thậm chí là mặt bàn.
Chơi Ohajiki trên bàn
Hoặc nằm bò ra dưới sàn thế này cũng thú vị lắm
- Bước thứ 2, những người chơi sẽ quyết định thứ tự chơi bằng cách oẳn tù tì.
- Bước thứ 3, người chơi sẽ phải chọn 2 viên Ohajiki
và phải dùng tay vẽ một đường tưởng tượng để mọi người cùng biết người
chơi sẽ búng viên này vào viên kia như thế nào trước khi chơi.
- Bước thứ 4, Nếu người chơi búng viên Ohajiki đúng như đã định thì sẽ được lấy viên đó. Còn không thì sẽ đến lượt người chơi tiếp theo.
Cuối cùng thì người có nhiều Ohajiki nhất là người thắng cuộc.
Ohajiki hấp dẫn tới mức cả người lớn cũng thích chơi (nếu họ có thời gian)