<div class="bg4">Chúng ta hãy cùng đến với bộ truyện tranh mà dường như chỉ 8x, 9x mới biết đến, Cuốn từ điển kì bí.
Nếu phải kể đến 1 bộ manga mà tất cả mọi người, kể cả già trẻ lớn bé Việt Nam đều biết đến, thì chắc hẳn đó phải là Doraemon của họa sỹ Fujiko F Fujio. Nhưng bạn có biết rằng trước kia, do sự thành công tuyệt vời của bộ truyện này mà nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành các tác phẩm còn lại của ông 3F, trong đó có “Cuốn từ điển kì bí”.
Cuốn từ điển kì bí (Kiteretsu Daihyakka) là một bộ truyện tranh Nhật Bản khoa học viễn tưởng của Fujiko Fujio, được in nhiều kì trong tạp chí thiếu nhi Kodomo no Hikari từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977. Sau đó, bộ truyện tranh đã được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình trên kênh truyền hình Fuji TV từ 27 tháng 3, 1988 đến 9 tháng 6, 1996.
Có nhiều điểm tương tự trong cách sắp xếp và sự xuất hiện của nhân vật chính giống như Đôrêmon, cũng được Fujio Fujiko sáng tác, mặc dù nội dung câu chuyện hoàn toàn khác.
1.Thông tin
Tên truyện: Cuốn từ điển kì bí (Kiteretsu Daihyakka)
Năm phát hành: 1974
Tác giả: Fujiko Fujio
Thể loại: Sci-fi, Comedy
Tình trạng: Hoàn thành
2.Nội dung
Kiteretsu là một cậu bé mới chỉ học tiểu học nhưng rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng và kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại, và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị.
Cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo. Nhiều mẩu chuyện về những phát minh của Kiteretsu cũng có vẻ tương tự như Đôrêmon, thường là những phát minh được sử dụng quá đà hoặc sai mục đích hay dẫn tới tình huống trớ trêu.
3.Đánh giá
Cuốn từ điển kì bí thực sự có thể được coi là 1 thành công vang dội nữa của họa sỹ Fujiko Fujio với cốt truyện thú vị, pha trộn nhiều tình tiết hài hước cũng như ý nghĩa. Riêng đối với những độc giả là fan của chàng mèo máy Doraemon thì đây sẽ là sự lựa chọn không thể nào tốt hơn.
Trong Cuốn từ điển kỳ bí, các bạn dường như sẽ được đến với cuộc sống của Nobita và Doraemon bởi có quá nhiều nét tương đồng giữa hai bộ truyện, từ nét vẽ, bối cảnh đến tạo hình nhân vật. Tuy nhiên nói vậy nhưng tác phẩm vẫn sở hữu cho mình những nét đặc trưng riêng, cái đáng chú ý nhất chính là việc “nobita” và “Doraemon” giờ đây đã đổi vai cho nhau. Cậu bé Kiteretsu đeo kính mang hình ảnh của Nobita giờ đây lại là người sáng chế ra mọi thứ, kể cả anh chàng robot “ngơ ngơ” nhưng vui tính – Korosuke, người gây nên cơn sốt thời đó với câu nói: “Mèng ơi!”.
Cuốn từ điển kì bí được đánh giá rất cao trong giới phê bình Nhật Bản, thậm chí yếu tố hài hước trong truyện còn được khắc họa rõ nét và ấn tượng hơn so với Doraemon nhưng dù có xuất sắc đến đâu thì độc giả vẫn coi đây là 1 phụ bản của bộ truyện tranh nổi tiếng này nên Cuốn từ điển kì bí không thể vượt qua được cái bóng của anh trai mình.</div>
Nếu phải kể đến 1 bộ manga mà tất cả mọi người, kể cả già trẻ lớn bé Việt Nam đều biết đến, thì chắc hẳn đó phải là Doraemon của họa sỹ Fujiko F Fujio. Nhưng bạn có biết rằng trước kia, do sự thành công tuyệt vời của bộ truyện này mà nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành các tác phẩm còn lại của ông 3F, trong đó có “Cuốn từ điển kì bí”.
Cuốn từ điển kì bí (Kiteretsu Daihyakka) là một bộ truyện tranh Nhật Bản khoa học viễn tưởng của Fujiko Fujio, được in nhiều kì trong tạp chí thiếu nhi Kodomo no Hikari từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977. Sau đó, bộ truyện tranh đã được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình trên kênh truyền hình Fuji TV từ 27 tháng 3, 1988 đến 9 tháng 6, 1996.
Có nhiều điểm tương tự trong cách sắp xếp và sự xuất hiện của nhân vật chính giống như Đôrêmon, cũng được Fujio Fujiko sáng tác, mặc dù nội dung câu chuyện hoàn toàn khác.
1.Thông tin
Tên truyện: Cuốn từ điển kì bí (Kiteretsu Daihyakka)
Năm phát hành: 1974
Tác giả: Fujiko Fujio
Thể loại: Sci-fi, Comedy
Tình trạng: Hoàn thành
2.Nội dung
Kiteretsu là một cậu bé mới chỉ học tiểu học nhưng rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng và kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại, và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị.
Cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo. Nhiều mẩu chuyện về những phát minh của Kiteretsu cũng có vẻ tương tự như Đôrêmon, thường là những phát minh được sử dụng quá đà hoặc sai mục đích hay dẫn tới tình huống trớ trêu.
3.Đánh giá
Cuốn từ điển kì bí thực sự có thể được coi là 1 thành công vang dội nữa của họa sỹ Fujiko Fujio với cốt truyện thú vị, pha trộn nhiều tình tiết hài hước cũng như ý nghĩa. Riêng đối với những độc giả là fan của chàng mèo máy Doraemon thì đây sẽ là sự lựa chọn không thể nào tốt hơn.
Trong Cuốn từ điển kỳ bí, các bạn dường như sẽ được đến với cuộc sống của Nobita và Doraemon bởi có quá nhiều nét tương đồng giữa hai bộ truyện, từ nét vẽ, bối cảnh đến tạo hình nhân vật. Tuy nhiên nói vậy nhưng tác phẩm vẫn sở hữu cho mình những nét đặc trưng riêng, cái đáng chú ý nhất chính là việc “nobita” và “Doraemon” giờ đây đã đổi vai cho nhau. Cậu bé Kiteretsu đeo kính mang hình ảnh của Nobita giờ đây lại là người sáng chế ra mọi thứ, kể cả anh chàng robot “ngơ ngơ” nhưng vui tính – Korosuke, người gây nên cơn sốt thời đó với câu nói: “Mèng ơi!”.
Cuốn từ điển kì bí được đánh giá rất cao trong giới phê bình Nhật Bản, thậm chí yếu tố hài hước trong truyện còn được khắc họa rõ nét và ấn tượng hơn so với Doraemon nhưng dù có xuất sắc đến đâu thì độc giả vẫn coi đây là 1 phụ bản của bộ truyện tranh nổi tiếng này nên Cuốn từ điển kì bí không thể vượt qua được cái bóng của anh trai mình.</div>