You are not connected. Please login or register

Search found 5 matches for VanHoaNhatBan

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum FECmXfj

Có thể nói forum CDOV đang dần được cải thiện hơn, để bổ sung các chức năng mới nhằm giúp cho thành viên có thể theo dõi tiện hơn những chủ đề yêu thích, Kou xin ra mắt chức năng theo dõi hashtag trong từng bài viết. Chức năng này giúp thành viên có thể nhận thông báo mỗi khi có bài viết mới chứa hashtag đó.

Để theo dõi 1 hashtag bất kì trong 1 bài viết, bạn hãy click vào hashtag đó và chọn dòng "Theo dõi hashtag #TênHashTag" như hình dưới:

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum WDVAFZp

Vậy là hashtag đã được lưu vào danh sách theo dõi của bạn:

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum IoaIUnX

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum 2krdPE7

Lưu ý, để mọi người có thể dễ theo dõi hơn khi sử dụng chức năng hashtag thì mong các chủ thớt sẽ thống nhất cách sử dụng hashtag cá nhân

Gợi ý: Tên hashtag in hoa chữ cái đầu mỗi từ và viết không cách (không dùng dấu - hoặc _)
VD: #VanHoaNhatBan #Review #DuAnMoi #Funny

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc vui lòng gửi tại topic để mình giải quyết nhé Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum 2865227524

Kou
Chỉ cần làm hài lòng những nữ khách hàng nhiều tiền và luôn khát khao tình cảm, những "geisha nam" có thể sở hữu khối tài sản như mơ.

Một người phụ nữ đang ngất ngây với những tiếng chúc tụng vây quanh mình khiến cô cảm giác mình là công chúa, được hàng tá hoàng tử tán dương dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Tuy nhiên, để có được viễn cảnh như mơ đó, người phụ nữ ấy phải chi khoảng 350 USD (hơn 8 triệu đồng) cho màn chúc tụng này.

Khu đèn đỏ Kabukicho ở Tokyo, Nhật Bản, nổi tiếng là nơi những nam thanh niên kiếm sống bằng nghề đem đến niềm vui, sự thỏa mãn cho khách hàng nữ và mời gọi họ rút hầu bao trong các câu lạc bộ. Họ thường được gọi là những "geisha nam" phiên bản hiện đại. Nhiệm vụ của họ là mua vui, khen ngợi và lắng nghe các nữ khách hàng, đáp ứng nhu cầu tình cảm của "thượng đế".

Những câu lạc bộ do tiếp viên nam phục vụ phát triển cùng lúc với hình thức kaba kura (câu lạc bộ nữ tiếp viên phục vụ khách nam) và được xã hội chấp nhận trong vài chục năm gần đây. Giống như các tiếp viên nữ, những nam nhân viên làm việc tại khu phố đèn đỏ của Tokyo có một mục tiêu rất cụ thể đó là làm khách hàng vui vẻ và khuyến khích họ chi càng nhiều tiền càng tốt vào các loại đồ uống. Đây là cách họ kiếm sống và cũng là cách để họ được xếp hạng trong câu lạc bộ.

Một số nơi còn đăng áp phích những tiếp viên nam bên ngoài câu lạc bộ dựa trên số tiền họ thuyết phục được các nữ khách hàng bỏ tiền túi ra để mua các loại đồ uống và trò tiêu khiển vào tháng trước. Và không ít người trở thành ngôi sao trong ngành dịch vụ đang phát triển này ở Nhật Bản.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum FtObUIS

Những geisha nam được xếp hạng trong câu lạc bộ đêm dựa vào số tiền mà họ kiếm được.

Roland được biết đến là geisha nam thành công nhất Nhật Bản với những con số ấn tượng. Người đàn ông này trở thành nam tiếp viên kể từ khi mới 18 tuổi. Hiện tại, anh đang quản lý một trong những club nổi tiếng nhất ở Kabuchiko và giữ các kỷ lục về số tiền kiếm được trong 1 ngày, 1 tháng và 1 năm.

Vào dịp sinh nhật năm 2017, Roland đã kiếm được 2 tỷ đồng chỉ trong 3 tiếng khi các nữ khách hàng chi một khoản tiền lớn để kỷ niệm sinh nhật của anh. Anh cũng là người giúp câu lạc bộ tăng gấp đôi doanh thu hàng năm kể từ khi Roland lên làm quản lý. Không có ai thành công được như anh và Roland cũng biết điều đó. Trên thực tế, một trong những câu nói nổi tiếng nhất của anh là: "Có 2 loại đàn ông trên thế giới: Tôi và những người còn lại".

Roland sở hữu vóc dáng cuốn hút và không giấu giếm chuyện mình đã sử dụng các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ để thuận lợi hơn trong công việc. Hàng ngày anh thường dành hàng giờ trong phòng tập thể hình để giữ cho cơ thể luôn hoàn hảo. Ngoài ra, Roland còn là một chuyên gia về nghệ thuật trò chuyện và quyến rũ, luôn biết cách làm chiều lòng các nữ khách hàng, tự biến mình trở thành mẫu đàn ông hoàn hảo trong lòng những người phụ nữ lắm tiền, nhiều của.

"Phụ nữ có thể trò chuyện với nhiều loại đàn ông ở đây, những người dành nhiều tiếng để chăm chút vẻ ngoài mỗi ngày, khác với kiểu đàn ông họ gặp gỡ trong đời thường. Nhiều người thậm chí còn phẫu thuật thẩm mỹ", Ryo Tachibana, một cựu trai bao nay làm quản lý kinh doanh cho câu lạc bộ Shangrila, cho biết.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum KodAmDR

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum VpzLhcm
Roland là ông hoàng trong ngành tiếp viên nam.

"Về cơ bản, khách hàng bỏ tiền mua thời gian và công sức của trai bao. Họ phải cạnh tranh với nhau xem ai mua rượu đắt tiền hơn để được những chàng trai nổi tiếng nhất trong câu lạc bộ phục vụ", Ryo Tachibana nói thêm.

Không chỉ có vẻ ngoại hình nổi bật cùng tài ăn nói khéo léo, nghề trai bao cũng đòi hỏi sức khỏe và tâm lý vững vàng.

"Sẽ có vô số lần bạn uống say hay chướng bụng vì rượu nên phải vào toilet nôn hết ra. Nếu uống quá nhanh, bạn sẽ càng gục sớm. Thông thường, mỗi đêm chúng tôi phải uống khoảng 10 chai bia. Trong năm đầu tiên làm việc, tôi đã tăng 20 kg và phải đi giảm béo để giữ dáng", Kousaki, 30 tuổi, hiện là tiếp viên nam xếp hạng thứ hai ở câu lạc bộ Shangrila, cho biết.

Ngoài thường xuyên phải uống rượu, nhiều nam tiếp viên còn trở nên nghiện cờ bạc hoặc nghiện mua sắm và tuổi nghề của "trai bao" chỉ có thể kéo dài khoảng hơn chục năm, theo Tachibana, một quản lý có 24 năm kinh nghiệm cho biết. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của nghề này rất lớn khiến nhiều người chấp nhận trở thành nam tiếp viên.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum SZqHZ2P
Nhiều người sẵn sàng đánh đổi mình để làm một trai bao.

Có nhiều phụ nữ thường xuyên mua quà tặng đắt tiền tặng tiếp viên "ruột", bao gồm cả xe hơi và nhà cửa. Khách hàng tới đây thuộc nhiều tầng lớp, từ nữ doanh nhân cho đến bà nội trợ hay nữ nhân viên ăn lương tháng. Miyu, một cô gái 23 tuổi với ngoại hình hấp dẫn, làm việc trong "ngành giải trí", tìm đến câu lạc bộ từ năm 18 tuổi. Cô tới Shangrila 7 hoặc 8 lần một tháng và mỗi lần đến chi trung bình khoảng 9 triệu đồng.

"Tôi có thể tạm quên công việc trong một vài giờ ở đây và quay về làm việc với tinh thần mới vào ngày hôm sau. Các nam tiếp viên lắng nghe và có thể đưa ra lời khuyên về những vấn đề riêng vì họ thực sự không biết tôi. Tóm lại, đó là một điểm cộng trong cuộc sống của tôi", cô nói.

Giống như một vài phụ nữ khác, Miyu không có hứng thú hẹn hò với tiếp viên nam. Cô chỉ muốn "tận hưởng cảm giác chi tiền để giúp những người này khỏi tụt hạng". "Mối quan hệ cũng như vai trò ở đây rất rõ ràng và tôi là người nắm quyền", cô nhấn mạnh.

Khoảng 60% khách quen ở Shangrila xuất thân từ ngành công nghiệp tình dục khổng lồ của Nhật Bản. Các nam tiếp viên không đề cập đến chuyện công việc với khách vì những người này đến đây để tạm quên công việc.

"Họ (khách hàng) chịu sự mệt mỏi và căng thẳng tinh thần trong công việc và sợ bị mọi người đánh giá nếu để lộ chuyện đó. Chúng tôi không bao giờ phán xét họ", một nam tiếp viên cho hay.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum LDXcSFO
Những nam tiếp viên cũng có nguyên tắc của riêng họ.

Đa số khách hàng đến đây để xả hơi trong khi một số ít có biểu hiện kỳ lạ. Nhiều tiếp viên nam phải đáp ứng một số yêu cầu quái dị của nữ khách hàng.

"15 năm trước, có một khách hàng chi rất nhiều tiền ở quán rượu này. Mỗi đêm, tôi được nhận gần 60 triệu đồng để ăn chỗ mỳ xào mà cô ấy vừa nhai và nhả xuống cạnh đôi giày cao gót. Tôi đã ăn thứ đó. Bây giờ thì tôi không thể làm thế được nhưng hồi ấy còn trẻ và tôi muốn có tiền", Tachibana nhớ lại.

"Làm nghề mại dâm, cả ngày cô ấy phải làm bất cứ điều gì khách hàng yêu cầu. Cô ấy đến đây để giải tỏa stress và dùng số tiền kiếm được để bắt người khác làm theo những gì cô ấy đặt ra", Tachibana lý giải.

Nam tiếp viên có thể quan hệ tình dục với khách hàng nhưng việc này diễn ra bên ngoài câu lạc bộ. Họ chủ yếu "vuốt ve" cái tôi của khách hơn là thân thể. Nhiệm vụ của họ là lắng nghe các nữ khách hàng, đóng vai người bạn trai hoàn hảo dù không phải là người mua các đồ uống đắt tiền. Có điều, cho dù chi nhiều tiền thế nào, Kousaki thừa nhận trai bao không có khả năng hiện thực hóa ước mơ của bất kỳ phụ nữ nào.

"Tôi cho rằng chúng tôi không hoàn toàn làm thỏa mãn họ, có chăng chỉ là khỏa lấp chỗ trống trong trái tim họ và giúp họ giảm stress mà thôi", Kousaki nói.

Nguồn: GameK

#VanHoaNhatBan #Share #GocKhuat
Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt và tạo thành một nét văn hóa đặc sắc của riêng quốc gia, dân tộc đó. Nhưng chắc hẳn, bạn sẽ ngạc nhiên với văn hóa xấu hổ chỉ có tại Nhật Bản. Hãy cùng đi tìm hiểu về văn hóa này của Nhật Bản nhé!

Tại sao người Nhật Bản lại có văn hóa xấu hổ?

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum CmRQV4t

Tại Nhật Bản, văn hóa xấu hổ được coi là một nét đẹp trong văn hóa chung của đất nước và con người Nhật Bản. Khi bạn có cơ hội được đến với đất nước Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ được cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa xấu hổ tại đây. Đối với con người Nhật Bản, văn hóa xấu hổ không phải là một sự tự nhận thức hay một hành vi kiểm điểm mang tính đạo đức, nhân phẩm đối với những hành vi của mỗi bản thân mỗi người. Mà đây là việc quyết định, đánh giá hành vi của chính bản thân mình theo những sự cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng và sự nhận xét, đánh giá của những người xung quanh. Nói cách khác, theo một hướng đơn giản và dễ hiểu hơn thì, văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản chính là việc mà một người lo sợ sẽ bị xấu hổ trước mặt người khác.

Nguồn gốc xuất hiện của văn hóa xấu hổ của người Nhật

Lý do đầu tiên cần phải đề cập đến khi giải thích cho xuất xứ của văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản, đó là bởi vì Nhật Bản là một quốc gia thần giáo, chính vì vậy mà họ rất e sợ và đương đầu với dư luận xã hội hay định kiến của người khác. Chính vì nguồn gốc quan trọng này, mà cho đến hiện nay, rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng phải công nhận một điều là, không có bất kì một quốc gia, dân tộc nào có thể đề cao việc giữ gìn thể diện lên trên hàng đầu trước mặt người khác như người dân Nhật Bản.

Một số ví dụ điển hình cho văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum ZuoHeS6

Một ví dụ rất điển hình cho văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản, đó chính là các võ sĩ Samurai. Người dân Nhật bản có một câu thành ngữ rất nổi tiếng nói về tinh thần của người võ sĩ, đó là “Võ sĩ khi đói thì ngậm tăm”, câu nói này có nghĩa là, cho dù có lâm vào hoàn cảnh đói nghèo, bần hàn, túng thiếu đến như thế nào đi nữa, thì bản thân các võ sĩ Samurai cũng không cho phép bản thân mình để lộ điều đó ra bên ngoài, mà luôn có một hành động là ngâm tăm, để giả vờ như mình đã ăn uống no nê, để giữ thể diện cho bản thân.

Ngoài ra, giới võ sĩ và anh hùng của Nhật Bản còn có một tục nữa đó là tục mổ bụng nếu để bản thân thua kém hay thua trong bất cứ một nhiệm vụ hay trận chiến nào nhằm mục đích bảo toàn danh dự tối cao của giới anh hùng và võ sĩ Nhật. Đối với nhiều người dân trên thế giới thì họ cho rằng đây là một hành động có phần quá cực đoan, nhưng đối với riêng người Nhật thì họ lại cho rằng đây là một hành động vô cùng đẹp, thể hiện được tinh thần của con người Nhật Bản.

Văn hóa xấu hổ hiện nay tại Nhật

Có thể thấy rằng, gần đây, văn hóa xấu hổ ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội Nhật Bản. Chắc chắn rằng bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng và cảm thấy khó khăn trong khi giao tiếp với người Nhật trong những lần đầu gặp gỡ bởi sự xa cách, lạnh nhạt của họ.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum 1EpTxM9

Văn hóa xấu hổ giúp người Nhật hình thành một nhân cách đẹp đẽ trong mỗi con người, nhưng nó lại gây ra những tác hại trong việc ngại giao tiếp, nói chuyện hay tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội hay các hoạt động tập thể, thậm chí đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngại kết hôn của phần lớn thanh niên Nhật.

Trên đây chính là một số những điều cơ bản về văn hóa ngủ gật của người Nhật Bản để bạn không quá ngạc nhiên khi đến đây lần đầu và có thể nhanh chóng hòa đồng với người Nhật và có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong khi giao tiếp với người Nhật.


Hashtag: #vanhoaNhatBan
Nguồn: nuocnhat.org
Code by Kiyomi
Văn hóa Nhật Bản: cách dùng đũa của người Nhật
Văn hóa Nhật Bản không chỉ cầu kì trong cách chế biến và trình bày món ăn mà còn rất tinh tế trong việc thưởng thức  món ăn. Cách dùng đũa của người Nhật khá đặc biệt và thú vị. Có nhà nghiên cứu từng nhận xét: phương Đông ăn kiểu chim, phương Tây ăn kiểu thú, đó là dựa vào thói quen của người phương Đông dùng đũa gắp thức ăn (như các loài chim dùng mỏ) còn người phương Tây thì dùng dao, nĩa để cắt xé thức ăn (như các loài thú dùng móng vuốt xé mồi).

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum BOEYVjA

Giống như những dân tộc khác ở phương Đông, người Nhật Bản cũng thường dùng đũa trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy cách dùng đũa của người Nhật lại có những nét riêng. Ở đất nước này, đũa được làm từ nhiều chất liệu như tre, gỗ, sừng, sắt... và ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum A9SQlLm

Cùng với quá trình giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đôi đũa vào Nhật Bản. Đũa bắt đầu được dùng trong cung đình rồi lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng năm 710 đến năm 794 (thời kỳ Nara).

Hình thức của đôi đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó cũng thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Đũa của vua và những người trong hoàng tộc thì ngắn hơn đũa của quan lại. Từ năm 1185 trở đi, đũa đã trở thành vật dụng phổ biến trong đời sống người dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, đũa ngắn trong dân gian thì trái ngược với cung đình: đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ và đũa của anh dài hơn đũa của em.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum N4DKFuG

Để chứng tỏ sự sang trọng, quyền quý của mình, ngày xưa vua quan và những người giàu có thường chỉ dùng đũa một lần rồi vứt đi. Về sau tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong tầng lớp thường dân. Cũng từ năm 1185 trở đi, lúc cấy lúa (vào mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (vào mùa thu) hàng năm, người Nhật Bản lại có phong tục thay đũa mới. Ngày 4 - 8 hàng năm đã trở thành "ngày hội đũa" của cả nước.

Nguyên do của “ngày hội đũa” như sau: số 4 trong tiếng Nhật đọc là Si (Shi), số 8 thì đọc là Hachi (Hachi) mà từ “HaShi” lại là “đôi đũa” nên ngày 4-8 được gọi là ngày hội đũa.

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa của Nhật Bản thường làm bằng gỗ, ngắn và dễ sử dụng hơn. Trong văn hóa Nhật Bản, đôi đũa là một trong những chủ đề thẩm mỹ gắn với nhiều với phong tục tập quán. Món Sashimi, một món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản sẽ rất dễ bị hỏng nếu dùng các dụng cụ kim loại để ăn.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum Vd0wMyW

Cách dùng đũa của người Nhật khá đặc biệt: trên bàn ăn luôn có một đôi đũa chung để gắp thức ăn từ đĩa chung vào bát của mình. Nếu không có đũa chung, họ sẽ trở ngược đầu đũa của mình để gắp thức ăn rồi lại dùng đầu đũa cũ để ăn. Hành động này không chỉ mang ý nghĩa vệ sinh mà còn gắn với một phong tục trong tang lễ Nhật Bản: sau khi hỏa táng, những người thân trong gia đình phải dùng đũa gắp xương người đã khuất và chuyền cho nhau.

Một số quan niệm dùng đũa ở Nhật Bản cũng khá phổ biến như không cắm đũa lên bát cơm vì nó gợi lên sự chết chóc, không dùng đũa gắp thức ăn bị rơi. Có một tục lệ rất thú vị ở Nhật là khi bạn đi cắm trại hay picnic phải bẻ đôi đôi đũa dùng xong để tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm những chuyện xấu xa.

Topics tagged under vanhoanhatban on CDOV Forum SPhoO9q

Ngày nay sau khi ăn xong, người Nhật cũng sẽ rửa sạch đôi đũa của mình để dùng lại. Mỗi người trong gia đình sẽ có một đôi đũa riêng. Đũa của khách sau khi dùng xong thì chủ nhà sẽ mang đi vứt. Đó là biểu hiện cho sự trong sạch của người dân ở xứ sở hoa anh đào.

Hashtag: #vanhoaNhatBan
Nguồn: Sushi Hokkaido Sachi
Code: Kou