Chắc hẳn ai đã từng coi manga nhiều thì phải biết đến món ăn này của người Nhật
Sau đây Kou xin giới thiệu về món canh miso của người Nhật
Canh Miso hay Miso Shiru (味噌汁,) là một món canh truyền thống của Nhật Bản. Canh Miso bao gồm hai thành phần chính là “ Daishi” và “Miso”, ngoài ra còn nhiều thành phần khác có thể cho thêm vào canh Miso tùy theo từng vùng, theo mùa, sở thích và thói quen của từng người như nấm, khoai tây, rong biển, hành tây, đậu phụ, tôm, cá, ngao, trai, củ cải cắt lát… Tuy nhiên canh miso không thể sử dụng nguyên liệu bất kì để chế biến. Nếu canh được cho thêm thịt lợn (heo), món canh sẽ trở thành “butajiru” (tonjiru) _ Canh thịt lợn.
[color=#626262]Miso là một loại gia vị, thực phẩm truyền thống của Nhật Bản, khá giống với “tương” của người Việt Nam, “Doeniang” của người Hàn Quốc, “Huáng Jiàng” của người Trung Quốc.
Khi chế biến canh Miso việc lựa chọn loại miso nào sẽ quyết định hương vị của món canh Miso. Miso được chế biến chủ yếu từ đậu nành kết hợp với gạo, lúa mạch, muối rồi được ủ cho lên men. Sản phẩm sẽ là hỗn hợp đặc sánh, hỗn hợp này sẽ được dùng làm nước tương, nước sốt, để muối rau củ hoặc chế biến các món ăn tiêu biểu như như canh Miso hay Ramen, Udon, Nabe, Imoni...
Miso được phân thành ba loại chính dựa theo đặc điểm màu sắc của chúng: Shiromiso (miso trắng), Akamiso (miso đỏ), Kuromiso (miso đen). Mầu sắc của miso được tạo ra bởi thời gian ủ của miso. Đậu nành sau khi được nghiền nhỏ đem trộn đều với muối và gạo, lúa mạnh đã được nấu chín, sau đó trộn đều với men. Sau từ 1-2 tháng ủ trong phòng ở nhiệt độ 30oC sẽ cho Miso trắng, sau 4-5 tháng sẽ cho Miso đỏ, trên 1 năm thì cho Miso đen. Ngoài ra còn nhiều loại miso khác nhau về thành phần nên khác nhau nhiều về hương vị tạo nên một hệ thống đồ sộ các loại tương Miso như: Mugi (lúa mạch), Gokoku (làm từ 5 loại ngũ cốc), Genmai (gạo lứt), Taima (hạt gai dầu), Sobamugi (kiều mạch)…
Dashi là một loại hạt nêm chế biến sẵn thường được dùng để chế biến một số món ăn Nhật Bản. Dashi thường được chế biến từ cá mòi khô, tảo bẹ khô, cá ngừ, nấm hương, đây là loại gia vị đặc biệt góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn Nhật Bản. Tuy hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại Dashi đóng hộp nhưng nếu muốn tự làm Dashi thì cách đơn giản nhất là bạn có thể luộc tảo bẹ, thịt cá ngừ khô bào mỏng trong nước rồi dùng vải lọc lấy nước trong, nước Dashi sau đó có thể được dùng để nấu canh miso ngay sau đó.
Canh miso thường được người Nhật đựng trong một chiếc bát sơn mài, uống canh trực tiếp từ bát và ăn thức ăn trong canh bằng đũa của mình. Miso thường không tan hoàn toàn trong nước mà nổi lơ lửng trong nước Dashi nên bạn cần chú ý khuấy đều canh miso lên trước khi dùng. ^ ^
Canh miso và cơm là bữa sáng truyền thống của người Nhật bản, trung bình người Nhật dùng canh Miso một lần mỗi ngày. Canh miso đã thực sự gần gũi với mỗi bữa ăn của những người bình dân cho đến gia đình hoàng gia từ nhiều thế kỉ nay.
Sau đây Kou xin giới thiệu về món canh miso của người Nhật
Canh Miso hay Miso Shiru (味噌汁,) là một món canh truyền thống của Nhật Bản. Canh Miso bao gồm hai thành phần chính là “ Daishi” và “Miso”, ngoài ra còn nhiều thành phần khác có thể cho thêm vào canh Miso tùy theo từng vùng, theo mùa, sở thích và thói quen của từng người như nấm, khoai tây, rong biển, hành tây, đậu phụ, tôm, cá, ngao, trai, củ cải cắt lát… Tuy nhiên canh miso không thể sử dụng nguyên liệu bất kì để chế biến. Nếu canh được cho thêm thịt lợn (heo), món canh sẽ trở thành “butajiru” (tonjiru) _ Canh thịt lợn.
[color=#626262]Miso là một loại gia vị, thực phẩm truyền thống của Nhật Bản, khá giống với “tương” của người Việt Nam, “Doeniang” của người Hàn Quốc, “Huáng Jiàng” của người Trung Quốc.
Khi chế biến canh Miso việc lựa chọn loại miso nào sẽ quyết định hương vị của món canh Miso. Miso được chế biến chủ yếu từ đậu nành kết hợp với gạo, lúa mạch, muối rồi được ủ cho lên men. Sản phẩm sẽ là hỗn hợp đặc sánh, hỗn hợp này sẽ được dùng làm nước tương, nước sốt, để muối rau củ hoặc chế biến các món ăn tiêu biểu như như canh Miso hay Ramen, Udon, Nabe, Imoni...
Miso được phân thành ba loại chính dựa theo đặc điểm màu sắc của chúng: Shiromiso (miso trắng), Akamiso (miso đỏ), Kuromiso (miso đen). Mầu sắc của miso được tạo ra bởi thời gian ủ của miso. Đậu nành sau khi được nghiền nhỏ đem trộn đều với muối và gạo, lúa mạnh đã được nấu chín, sau đó trộn đều với men. Sau từ 1-2 tháng ủ trong phòng ở nhiệt độ 30oC sẽ cho Miso trắng, sau 4-5 tháng sẽ cho Miso đỏ, trên 1 năm thì cho Miso đen. Ngoài ra còn nhiều loại miso khác nhau về thành phần nên khác nhau nhiều về hương vị tạo nên một hệ thống đồ sộ các loại tương Miso như: Mugi (lúa mạch), Gokoku (làm từ 5 loại ngũ cốc), Genmai (gạo lứt), Taima (hạt gai dầu), Sobamugi (kiều mạch)…
Dashi là một loại hạt nêm chế biến sẵn thường được dùng để chế biến một số món ăn Nhật Bản. Dashi thường được chế biến từ cá mòi khô, tảo bẹ khô, cá ngừ, nấm hương, đây là loại gia vị đặc biệt góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn Nhật Bản. Tuy hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại Dashi đóng hộp nhưng nếu muốn tự làm Dashi thì cách đơn giản nhất là bạn có thể luộc tảo bẹ, thịt cá ngừ khô bào mỏng trong nước rồi dùng vải lọc lấy nước trong, nước Dashi sau đó có thể được dùng để nấu canh miso ngay sau đó.
Canh miso thường được người Nhật đựng trong một chiếc bát sơn mài, uống canh trực tiếp từ bát và ăn thức ăn trong canh bằng đũa của mình. Miso thường không tan hoàn toàn trong nước mà nổi lơ lửng trong nước Dashi nên bạn cần chú ý khuấy đều canh miso lên trước khi dùng. ^ ^
Canh miso và cơm là bữa sáng truyền thống của người Nhật bản, trung bình người Nhật dùng canh Miso một lần mỗi ngày. Canh miso đã thực sự gần gũi với mỗi bữa ăn của những người bình dân cho đến gia đình hoàng gia từ nhiều thế kỉ nay.