[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì?
11/1/2017, 9:17 pm

#1

Kiyomi
Kiyomi
Quản gia tận tụy
Quản gia tận tụy

Pet
:
Waifu/Pet

:
Cây bút vàng
Đạt 100 bài viết
Thành viên gắn bó
Hoạt động trên 3 năm
»Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2443
»¥ên ¥ên : 50984
»Điểm tích lũy Điểm tích lũy : 45819
»Ghi danh Ghi danh : 2013-12-11
»Giới tính Giới tính : Female
Văn hóa
Ở Nhật, 11/1 là ngày gì?
Kagami biraki (鏡開き): Nghi lễ “khai gương” của người Nhật

Kagami biraki theo nghĩa đen có nghĩa là “mở gương” mang ý nghĩa khởi đầu một điều tốt đẹp. Ngày 11/1 hàng năm, các gia đình Nhật Bản tổ chức nghi thức dâng kagami mochi lên thần linh sau đó sẽ dùng búa gõ vỡ bánh mochi này để “mở” ra những điều tốt lành, may mắn.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? 17eGlsq
Kagami mochi

Vì sao phải dùng búa? Vì nếu dùng dao hay kéo “cắt” bánh dày thì sẽ không cát tường vì bản thân từ “cắt” mang ý nghĩa tiêu cực, nên người Nhật chỉ dùng búa để thực hiện nghi thức trên.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? 6qIOc3A

Mở rộng ra, kagami biraki không chỉ là nghi lễ đập vỡ bánh dày vào những ngày đầu năm, người Nhật còn đập những thùng sake lớn vào ngày khai trương, tại các sự kiện thể thao, mở đầu tiệc cưới hoặc một số các sự kiện quan trọng khác. Nghi thức này cũng gọi là kagami biraki.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? JsEOHig
Kagami biraki trong tiệc cưới

Ngoài ra, theo tín ngưỡng của người Nhật, số lẻ đem lại may mắn, ngày 11 còn có cách đọc khác là iihi – “ngày tốt” (1 là i(chi), 11 là ii, ngày là hi), hơn nữa 11/1 lại là ngày iihi đầu tiên của năm mới nên người ta thường chọn ngày này khai trương công việc làm ăn hoặc các ngày 11 hàng tháng để mở thêm chi nhánh hay bắt đầu một công việc kinh doanh mới.


Taruzake no Hi (樽酒の日): Taruzake là thùng gỗ lớn đựng rượu sake

Như đã chia sẻ ở trên, nghi thức đập bánh dày kagami mochi hay đập thùng rượu đều gọi là Kagami biraki. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các buổi lễ kỷ niệm. Và trong những dịp đặc biệt này, người Nhật thường dùng rượu đựng trong 1 thùng gỗ lớn gọi là taruzake. Những thùng này thường được là từ gỗ tuyết tùng.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? G6ITiMb

Ngoài lề 1 tí: Sau khi thực hiện nghi thức Kagami biraki, mọi người sẽ vui vẻ cùng nhau uống rượu trong những chén gỗ hình vuông gọi là masu (枡). Chén masu thường được làm từ gỗ hinoki (gỗ bách). Ngày xưa, chén masu thường được dùng để đong gạo hay đựng các nguyên liệu trong bếp, chén có nhiều kích cỡ khác nhau. Ngày nay, người Nhật dùng masu làm chén uống rượu sau nghi thức Kagami biraki.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? ZVRTq0u

Ngoài ra masu còn trở thành những món quà lưu niệm rất Nhật dành tặng người thân với những thông điệp ý nghĩa được khắc theo yêu cầu.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? BgbZYIo


Shio no Hi (塩の日): Ngày của Muối

Người Nhật có câu “gửi muối cho quân địch”, câu này chỉ một hành động rộng lượng, trượng nghĩa vì có thể ra tay giúp đỡ kẻ địch lúc khó khăn.

[VĂN HÓA] Ở Nhật, 11/1 là ngày gì? JsPBk65

Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ giai thoại giữa Uesugi Kenshin (1530-1578) và Takeda Shingen (1521-1573). Chuyện kể rằng vào thời chiến quốc, đương lúc phân tranh, biết quân của Shingen thiếu muối (loại lương thực đắc đỏ nhưng rất quan trọng thời bấy giờ), Kenshin đã gửi muối sang trại địch với câu nói nổi tiếng: “Thắng lợi trong chiến tranh phải định bằng đao kiếm chứ không phải bằng muối gạo”.

Câu chuyện “gửi muối cho quân địch” xảy ra vào năm 1568 (năm Vĩnh Lộc 11), có tài liệu ghi là vào ngày 11/1 năm 1569 (năm Vĩnh Lộc 12). Thực hư tuy chưa định rõ nhưng người Nhật vẫn chọn ngày 11/1 hàng năm là Ngày của Muối.
Nguồn: ogatakasumi.wordpress.com
BBcode: Kiyomi
Liên kết Facebook
Lưu ý: Hãy bình luận lịch sự để ủng hộ tác giả nhé.