Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2021 thu hút du khách với những tác phẩm tượng khổng lồ được tạo tác công phu và tỉ mỉ từ rơm.
Cứ mỗi khi thu đến, trong vụ mùa thu hoạch lúa ở tỉnh Niigata, Lễ hội Nghệ thuật Wara sẽ lại được tổ chức, mang đến cho du khách những tác phẩm điêu khắc rơm khổng lồ hình các con vật như bò tót, đại bàng, khủng long hoặc các sinh vật thần thoại của Nhật Bản.
Chim ưng bằng rơm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2016.
Diễn ra tại công viên Uwasekigata, phường Nishikan từ cuối tháng 8 đến cuối tháng tháng 10, Lễ hội Nghệ thuật Wara (わらアートまつり) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 (“わら – Wara” trong tiếng Nhật nghĩa là rơm rạ). Đây là lễ hội nổi bật của tỉnh Niigata, nơi được mệnh danh là vùng sản xuất gạo lớn nhất Nhật Bản, trong đó có gạo Koshihikari (越光) nổi danh trên toàn thế giới. Ngoài ra, tỉnh Niigata còn được gọi là “vương quốc rượu Sake” với hơn 90 xưởng sản xuất rượu truyền thống.
Mực ống bằng rơm khổng lồ được các sinh viên Đại học Nghệ thuật Musashino và nghệ nhân địa phương tỉ mỉ tạo nên.
Theo truyền thống, rơm rạ còn lại sau vụ thu hoạch ở tỉnh Niigata thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân trộn để tái tạo đất trồng, chế tác nhiều vật dụng như dép Zori (草履), túi xách, hay thậm chí là chiếu dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, rơm rạ cũng dần ít được sử dụng, dẫn đến tình trạng dư thừa. Trước thực trạng này, nông dân làng Iwamuro (nay được gọi là phường Nishikan) đã bắt tay hợp tác với Đại học Nghệ thuật Musashino (武蔵野美術大学) ở Tokyo vào năm 2006. Ở thời điểm đó, giáo sư Shingo Miyajima, Trưởng khoa Khoa học Thiết kế (Science of Design) của trường đã ngỏ ý sử dụng rơm rạ bỏ đi trong dự án nghệ thuật hợp tác giữa trường Đại học và những người nông dân ở địa phương. Cuối cùng, vào năm 2008, Lễ hội Nghệ thuật Wara ra đời.
Khủng long bạo chúa T-Rex tại Lễ hội Nghệ thuật Wara vào năm 2015.
Để tạo nên những con vật bằng rơm khổng lồ cho Lễ hội Nghệ thuật Wara, sinh viên của Đại học Nghệ thuật Musashino cùng các nghệ nhân bắt đầu với việc chế tác bộ khung xương bằng gỗ, sau đó thêm nhiều lớp rơm riêng lẻ để tạo hình. Trung bình mất khoảng 2 tuần để hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc bằng rơm độc đáo này. Rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để sáng tạo các con vật khổng lồ, từ đan mái tranh đến đan rổ… Tác phẩm có thể cao đến hơn 9m và mang nhiều hình thù độc đáo như khỉ đột, tê giác, khủng long… Giữa thiên nhiên xanh biếc hùng vĩ ở công viên Uwasekigata, các bức tượng khổng lồ đứng sừng sững tạo nên khung cảnh kỳ bí, được nhiều người dân địa phương và cả du khách yêu thích, đón chờ mỗi năm.
Phượng hoàng tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2021.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự kiện năm ngoái đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên vào năm nay, lễ hội Wara lần thứ 13 đã trở lại và diễn ra từ ngày 29/8 – 31/10 tại Công viên Uwasekigata, quận Nishikan, thành phố Niigata. Chủ đề lần này là “Linh vật may mắn tiếp thêm sinh khí cho người đến tham quan” nên tại khuôn viên lễ hội xuất hiện hàng loạt tượng rơm của Yokai Amabie – yêu quái nổi tiếng với quyền năng xua đuổi bệnh tật, phượng hoàng, búp bê hình nón Sankaku Daruma (三角達磨). Thông qua những con vật này, ban tổ chức hy vọng mọi người trên thế giới sớm được trở lại cuộc sống bình thường, yên ổn, cầu nguyện cho dịch bệnh COVID-19 sớm qua đi. Hình ảnh Daruma cũng thay cho lời nhắn nhủ: hãy luôn kiên trì đứng lên sau những cú ngã, như hình ảnh của búp bê Daruma “7 lần ngã, 8 lần đứng dậy”.
Cùng chiêm ngưỡng thêm một số tác phẩm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara!
Yokai Amabie và Sankaku Daruma tại Lễ hội Wara năm nay.
Gấu, khỉ đột và tắc kè tại Lễ hội Wara.
Cua ẩn sĩ tại Lễ hội Wara năm 2019.
Cua tại Lễ hội Wara năm 2015.
Tượng kiến bằng rơm ở Lễ hội Wara năm 2016.
Tượng rơm hải mã ở Lễ hội Wara năm 2016.
#NhatBan #LeHoi #NgheThuat #Niigata #ChuyenLa
Cứ mỗi khi thu đến, trong vụ mùa thu hoạch lúa ở tỉnh Niigata, Lễ hội Nghệ thuật Wara sẽ lại được tổ chức, mang đến cho du khách những tác phẩm điêu khắc rơm khổng lồ hình các con vật như bò tót, đại bàng, khủng long hoặc các sinh vật thần thoại của Nhật Bản.
Chim ưng bằng rơm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2016.
Diễn ra tại công viên Uwasekigata, phường Nishikan từ cuối tháng 8 đến cuối tháng tháng 10, Lễ hội Nghệ thuật Wara (わらアートまつり) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 (“わら – Wara” trong tiếng Nhật nghĩa là rơm rạ). Đây là lễ hội nổi bật của tỉnh Niigata, nơi được mệnh danh là vùng sản xuất gạo lớn nhất Nhật Bản, trong đó có gạo Koshihikari (越光) nổi danh trên toàn thế giới. Ngoài ra, tỉnh Niigata còn được gọi là “vương quốc rượu Sake” với hơn 90 xưởng sản xuất rượu truyền thống.
Mực ống bằng rơm khổng lồ được các sinh viên Đại học Nghệ thuật Musashino và nghệ nhân địa phương tỉ mỉ tạo nên.
Theo truyền thống, rơm rạ còn lại sau vụ thu hoạch ở tỉnh Niigata thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân trộn để tái tạo đất trồng, chế tác nhiều vật dụng như dép Zori (草履), túi xách, hay thậm chí là chiếu dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, rơm rạ cũng dần ít được sử dụng, dẫn đến tình trạng dư thừa. Trước thực trạng này, nông dân làng Iwamuro (nay được gọi là phường Nishikan) đã bắt tay hợp tác với Đại học Nghệ thuật Musashino (武蔵野美術大学) ở Tokyo vào năm 2006. Ở thời điểm đó, giáo sư Shingo Miyajima, Trưởng khoa Khoa học Thiết kế (Science of Design) của trường đã ngỏ ý sử dụng rơm rạ bỏ đi trong dự án nghệ thuật hợp tác giữa trường Đại học và những người nông dân ở địa phương. Cuối cùng, vào năm 2008, Lễ hội Nghệ thuật Wara ra đời.
Khủng long bạo chúa T-Rex tại Lễ hội Nghệ thuật Wara vào năm 2015.
Để tạo nên những con vật bằng rơm khổng lồ cho Lễ hội Nghệ thuật Wara, sinh viên của Đại học Nghệ thuật Musashino cùng các nghệ nhân bắt đầu với việc chế tác bộ khung xương bằng gỗ, sau đó thêm nhiều lớp rơm riêng lẻ để tạo hình. Trung bình mất khoảng 2 tuần để hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc bằng rơm độc đáo này. Rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để sáng tạo các con vật khổng lồ, từ đan mái tranh đến đan rổ… Tác phẩm có thể cao đến hơn 9m và mang nhiều hình thù độc đáo như khỉ đột, tê giác, khủng long… Giữa thiên nhiên xanh biếc hùng vĩ ở công viên Uwasekigata, các bức tượng khổng lồ đứng sừng sững tạo nên khung cảnh kỳ bí, được nhiều người dân địa phương và cả du khách yêu thích, đón chờ mỗi năm.
Phượng hoàng tại Lễ hội Nghệ thuật Wara năm 2021.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự kiện năm ngoái đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên vào năm nay, lễ hội Wara lần thứ 13 đã trở lại và diễn ra từ ngày 29/8 – 31/10 tại Công viên Uwasekigata, quận Nishikan, thành phố Niigata. Chủ đề lần này là “Linh vật may mắn tiếp thêm sinh khí cho người đến tham quan” nên tại khuôn viên lễ hội xuất hiện hàng loạt tượng rơm của Yokai Amabie – yêu quái nổi tiếng với quyền năng xua đuổi bệnh tật, phượng hoàng, búp bê hình nón Sankaku Daruma (三角達磨). Thông qua những con vật này, ban tổ chức hy vọng mọi người trên thế giới sớm được trở lại cuộc sống bình thường, yên ổn, cầu nguyện cho dịch bệnh COVID-19 sớm qua đi. Hình ảnh Daruma cũng thay cho lời nhắn nhủ: hãy luôn kiên trì đứng lên sau những cú ngã, như hình ảnh của búp bê Daruma “7 lần ngã, 8 lần đứng dậy”.
Cùng chiêm ngưỡng thêm một số tác phẩm tại Lễ hội Nghệ thuật Wara!
Yokai Amabie và Sankaku Daruma tại Lễ hội Wara năm nay.
Gấu, khỉ đột và tắc kè tại Lễ hội Wara.
Cua ẩn sĩ tại Lễ hội Wara năm 2019.
Cua tại Lễ hội Wara năm 2015.
Tượng kiến bằng rơm ở Lễ hội Wara năm 2016.
Tượng rơm hải mã ở Lễ hội Wara năm 2016.
#NhatBan #LeHoi #NgheThuat #Niigata #ChuyenLa
Theo KilalaVN