Bùa là món đồ kỷ niệm ưa thích khi tới thăm đền chùa. Bài viết giới thiệu 9 lá bùa mà các bạn hẳn muốn có khi tới Tokyo, từ lá bùa đáng yêu có thể dùng làm phụ kiện như Suzuran Mamoru ở đền Tokyo Daijingu, hay Hanafuku, tới chiếc bùa khó tìm như Mizuhiki, Yukari trong anime “Đứa con của thời tiết"
Ở nhiều đền thần tại Nhật Bản, các bạn có thể nhận được lá bùa bằng cách đặt chút tiền lễ gọi là “Hatsuhoryo”. Người ta cho rằng trong lá bùa có tích tụ tinh lực thông qua nghi lễ Thần đạo, có tác dụng để trừ tà, cầu mong phước lành cho người mang theo nó.
Bùa của đền thờ thần được cho là phước lành thần ban, do đó nơi nhận bùa không phải “nơi mua bán” mà được gọi là “nơi xin bùa”.
Bùa đa dạng về thiết kế, vì thế cũng không ít bùa nếu bạn muốn mang về làm quà lưu niệm cho chuyến du lịch của mình. Trong bài viết lần này sẽ giới thiệu 9 lá bùa của đền thờ thần được yêu thích ở Tokyo.
※ Đây là thông tin tại thời điểm viết bài năm 2019. Thông tin mới nhất các bạn vui lòng xem trên trang chủ HP của các đền thần.
Tokyo Daijingu là nơi tổ chức lễ cưới theo Thần đạo đầu tiên tại Nhật (※1). Đây là ngôi đền kết duyên nổi tiếng, cho nên không bao giờ hết người đến đây với mong muốn có được hôn nhân viên mãn.
Đền “Hibiya Daijingu" đã được xây dựng tại Yuraku-cho, Tokyo như là nơi thờ cúng thần Ise Jingu, thời kỳ Minh Trị. Nơi đây đã bị thiêu rụi bởi trận động đất Kanto năm 1923, người ta đã xây dựng lại ở khu vực Iidabashi, và trở thành Tokyo Daijingu ngày nay.
※1: Lễ cưới theo Thần đạo là lễ cưới theo nghi lễ thần đạo, được tổ chức tại đền thờ thần.
Ở Tokyo Daijingu có rất nhiều bùa liên quan tới kết duyên. Lá bùa được ưa thích trong số đó phải kể tới "Suzuran beads Mamoru". Ý tưởng liên quan tới hoa lan chuông với thông điệp “mang đến hạnh phúc”, lá bùa được thiết kế kết hạt ở bông hoa lan chuông mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trang nhã.
Một lá bùa nữa đó là bùa xe duyên "Enmusubi Suzuran Mamoru". Lá bùa tái hiện hình ảnh bông hoa lan chuông màu trắng tinh khiết đang nở, trông thật dễ thương.
Trong thần thoại Nhật Bản kể rằng vị anh hùng Yamato Takeru trên đường xuất binh trở về Kanto, đã nghỉ ngơi tại Asagaya. Khi đó, người dân trong làng để tiếp đón Yamato Takeru đã bố trí một khu vực riêng, nơi này sau này đã xây dựng lên thành Asagaya Shinmeigu.
Có tương truyền rằng ở thế kỷ 12 khi một người có quyền lực tại địa phương tới viếng đền Ise Jingu, ông này đã nhận được chỉ dụ của thần linh, ông đã mang viên đá thần ở đó về đặt tại Shinmeigu. Viên đá thần đó đến ngày nay vẫn còn nằm ở góc phía sau chính điện.
Lá bùa phổ biến ở Asagaya Shinmeigyo này là “Kami musubi” là một loại vòng tay. Lá bùa kết nối với thần linh, giúp mang lại may mắn cho người cầm nó. Đặc trưng là các bím tết tinh tế và màu sắc trang nhã, ngoài được sử dụng như chiếc vòng tay ra, thì có thể dùng như một phụ kiện trang trí cho túi xách hay móc đeo điện thoại.
Có rất nhiều loại, có vẻ nó sẽ làm bạn phân tâm khi lựa chọn đó.
Cũng có lá bùa phiên bản giới hạn theo mùa hoặc theo lễ hội. Bên trái ảnh là bùa “Yasakuragami Musubi” được bán vào tháng 3 mùa hoa anh đào nở.
Đền Hie ở phường Nagata, trung tâm chính trị của Nhật Bản, là một trong 10 đền thờ thần của Tokyo nơi mà Thiên hoàng đã đến để cầu bình an cho người dân vào năm đầu tiên thời Minh Trị. Từ thời Edo, nó đã bảo vệ lâu đài Edo (Hoàng cung từ thời Minh Trị), nên còn được gọi là “Thị trấn Hoàng cung”.
Tượng vợ chồng khỉ đặt trước điện thờ, nhiều người tới đây để cầu vợ chồng hòa thuận, con cháu thành công, gia đạo an khang, làm ăn phát đạt.
Khỉ trong tiếng Nhật có cách đọc tương tự với từ “duyên”, cho nên tại đền thần Hie có nhiều bùa kết duyên. Bùa “Kouke Mamoru” trên đó có hình ảnh chú khỉ ôm mũi tên, có nghĩa là kết duyên tốt lành với em bé, người ta cho rằng nó có tác dụng trong việc thụ thai.
Ngoài ra, khỉ trong tiếng Nhật cũng gần âm với chữ “chiến thắng” hay “xua đuổi quỷ dữ” cho nên còn có bùa “Masaru Mamoru” được cho là có tác dụng trong các cuộc thắng thua. Đây là lá bùa có hình mặt khỉ.
Đền thần Nogi ở quận Minato, là nơi thờ vị tướng quân Nogi Maresuke thời Minh Trị.
Sau khi Thiên hoàng Minh Trị băng hà, tướng quân Nogi cũng đã tử đạo cùng với vợ là bà Shizuko. Lòng trung thành của ông làm lay động trái tim của người dân, sau đó người ta đã xây dựng đền thờ thần Nogi để thờ phụng vợ chồng tướng quân Nogi.
Tướng quân Nogi là người văn võ song toàn, cho nên đền thần Nogi hàm chứa cả “vận may chiến thắng” và “thành công trong học tập”. Ngoài ra, tướng quân có hôn nhân hòa hợp với vợ mình, người ta cho rằng ông là một vị thần đại diện cho “hôn nhân thuận hòa” cho nên cầu “kết duyên” hay cầu “tình duyên” đều linh ứng ở đền này.
Lá bùa đáng yêu của đền thần Nogi như thế này, phải kể đến bùa “Himemori”. Trong túi Nishiki có chứa mảnh giấy và một tấm thẻ. Trên mảnh giấy bạn hãy viết điều ước của mình, cùng với tấm thẻ cho lại vào túi Nishiki, và mang nó bên mình. Nếu điều ước trở thành hiện thực, tờ giấy và tấm thẻ sẽ gửi lại cho đền để thể hiện lòng biết ơn, cảm tạ tới thần.
Sau khi trả lại cho đền, bạn cũng có thể được sử dụng túi Nishiki để đựng các món đồ nho nhỏ. Không chỉ trông đáng yêu, mà nó còn vô cùng hữu dụng nữa.
Đền thần Akasaka Hikawa nằm yên tĩnh trong Roppongi – khu phố thời thượng của Tokyo. Đền xây dựng cách đây trên 1000 năm. Nó đã ngoạn mục thoát khỏi thiệt hại từ trận động đất Kanto năm 1923 cũng như chiến tranh thế giới lần thứ 2, hiện nó được coi là tài sản văn hóa quan trọng của Tokyo.
Đền thần Akasaka Hikawa thờ 3 vị thần trong thần thoại Nhật Bản đó là vị anh hùng Susano Onomikoto, vợ của ông là bà Kushiinadahime Nomikoto và vị thần “kết duyên” là Okuninushi Nomikoto, đây là đền thờ thần nổi tiếng trong kết duyên và khá linh nghiệm.
Bùa "Hanafukusuzu" là một chiếc chuông bằng gốm trên có vẽ hình bông hoa của Nhật Bản. Hoa được vẽ khác nhau tùy theo tháng, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi của 4 mùa. Khi nghe âm thanh từ chiếc chuông này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy như hạnh phúc, may mắn đang rung chuông cửa nhà mình vậy.
"Yakan Suzu" có hình dạng chiếc ấm, trong hàm chứa ý nghĩa “Hạnh phúc đong đầy”. Đây là bùa thể hiện lời răn dạy rằng hạnh phúc phải tự mình nỗ lực nắm bắt lấy, và phải biết chia sẻ với những người khác. Khi kết hợp với bùa Hanafukusuzu, hiệu quả kết duyên càng tăng lên.
Ngoài ra, ở đền Akasaka Hikawa có cây bạch quả trên 400 năm tuổi mà chưa bao giờ bị đổ gẫy dù động đất hay không kích. Bùa cây bạch quả “Ichomori” nhận được sự bảo vệ thần kỳ này, nếu mang theo bên mình, chắc hẳn các bạn có cảm giác mình được bảo vệ bởi cây bạch quả cổ thụ!
Đền Hatonomori Hachiman nằm ở Sendagaya. Trong khuôn viên đền, có ngọn núi nhỏ “Fujizuka” được làm mô phỏng từ núi Phú Sĩ, được chỉ định là tài sản vật thể văn hóa dân gian của Tokyo.
Đúng như tên của ngôi đền, biểu tượng của đền Hatonomori Hachiman là chú chim bồ câu. Trong các thẻ rút cầu may, các thẻ hình chim bồ câu được xếp thành một hàng rồi xuyên kết lại, trông rất dễ thương.
Bùa “Hana Mamori” và bùa “Enmusubi Magatama Mamori" của đền Hatonomori Hachiman, được làm nhỏ gọn và rất tinh tế, nên rất hợp làm phụ kiện cho túi xách hoặc điện thoại di động.
Đền Koenji Hikawa có thể đi bộ chừng 5 phút từ lối ra phía nam ga JR Koenji. Trong đó, có đền khí tượng là đền thần duy nhất ở Nhật Bản liên quan tới thời tiết.
Đây là đền thờ vị thần Yagokoro Omoikane Nomikoto, được cho là vị thần mặt trời Amaterasu Omikami trong thần thoại Nhật Bản, bấy lâu ở ẩn trong núi đá đã quay trở lại thế giới bên ngoài. Đây là vị thần của sự khôn ngoan, điều khiển 8 kiểu thời tiết như nắng, mây hay mưa.
Gần đây, do sức ảnh hưởng của bộ phim anime “Đứa con của thời tiết” gây tiếng vang lớn năm 2019, rất nhiều người hâm mộ anime đã tới thăm viếng chốn linh thiêng này.
Lá bùa phổ biến là bùa “Harukamori” bên trái của ảnh. Tác giả cũng có một chiếc, trong số 10 lần tới đây, chỉ có một hôm là trời mưa, trời có mây cũng chỉ có 1 ngày, tác giả cảm giác được sự kỳ diệu của lá bùa này với bản thân mình. Ngoài ra, cũng có lá bùa “Teruteru Mamoru” có hình “Teruteru Bozu”, hãy treo lên khi bạn cầu trời nắng.
Những lá bùa này không chỉ mong trời nắng, mà còn có thể cầu cho những đám mây u ám trong cuộc sống của bạn tan biến.
Trong số nhiều các lá bùa, loại đặc biệt khó có được là bùa "Kannagi Mizuhiki Mamoru"của đền Asakusa nằm gần chùa Asakusa. Lá bùa có sử dụng “Mizuhiki” (※2) thủ công truyền thống của Nhật, với mong ước kết duyên tốt lành giữa người và người, giữa trái tim với trái tim.
Mỗi tháng giới hạn 100 chiếc, được phát từ 9:00 sáng ngày mùng 1 của tháng đó. Giới hạn mỗi người chỉ lấy 1 chiếc. Điều độc đáo của lá bùa này là thiết kế mỗi tháng một khác, như tháng 4 là hoa anh đào, tháng 7 là hoa sen, tháng 11 là hình con ếch.
Tác giả cũng đã ghé đền vào khoảng 9:00 ngày mùng 1 (thứ hai) của tháng, khi đến đã có hơn 20 người đang xếp hàng đứng chờ rồi. Nếu bạn có hứng thú, nhất định thử tới nhé.
※2: Mizuhiki là loại dây kết trang trí được sử dụng để gói quà.
Bùa "Shibuya Omamoru" giới thiệu cuối cùng, có chút hơi khác. Bùa này được làm bởi công ty dịch vụ xổ số Tokyo và hiệp hội du lịch Shibuya, mặt trước có hình giao lộ Shibuya, mặt sau thêu hình chú chó trung thành Hachiko.
Tại giao lộ Shibuya, mặc dù mỗi ngày có tới 500.000 người qua lại nhưng lại chưa có vụ tai nạn về người nào. Do đó, lá bùa được làm ra với mong mỏi “không gặp phải tai họa nào”.
Lưu ý, để nhận được lá bùa, không phải tới đền hay chùa, mà các bạn đến nơi bán xổ số gần giao lộ Shibuya nhé. Trong số đó cũng có điểm bán vé trúng 1 tỷ yên, cho nên có vẻ may mắn trúng số hơn khi bạn có lá bùa này.
#KhamPha #QuyHiem #Kawaii #Tokyo
Đặc trưng của các lá bùa tại đền thờ thần
Ở nhiều đền thần tại Nhật Bản, các bạn có thể nhận được lá bùa bằng cách đặt chút tiền lễ gọi là “Hatsuhoryo”. Người ta cho rằng trong lá bùa có tích tụ tinh lực thông qua nghi lễ Thần đạo, có tác dụng để trừ tà, cầu mong phước lành cho người mang theo nó.
Bùa của đền thờ thần được cho là phước lành thần ban, do đó nơi nhận bùa không phải “nơi mua bán” mà được gọi là “nơi xin bùa”.
Bùa đa dạng về thiết kế, vì thế cũng không ít bùa nếu bạn muốn mang về làm quà lưu niệm cho chuyến du lịch của mình. Trong bài viết lần này sẽ giới thiệu 9 lá bùa của đền thờ thần được yêu thích ở Tokyo.
※ Đây là thông tin tại thời điểm viết bài năm 2019. Thông tin mới nhất các bạn vui lòng xem trên trang chủ HP của các đền thần.
1.Bùa “Suzuran Mamoru” ở đền Tokyo Daijingu
Tokyo Daijingu là nơi tổ chức lễ cưới theo Thần đạo đầu tiên tại Nhật (※1). Đây là ngôi đền kết duyên nổi tiếng, cho nên không bao giờ hết người đến đây với mong muốn có được hôn nhân viên mãn.
Đền “Hibiya Daijingu" đã được xây dựng tại Yuraku-cho, Tokyo như là nơi thờ cúng thần Ise Jingu, thời kỳ Minh Trị. Nơi đây đã bị thiêu rụi bởi trận động đất Kanto năm 1923, người ta đã xây dựng lại ở khu vực Iidabashi, và trở thành Tokyo Daijingu ngày nay.
※1: Lễ cưới theo Thần đạo là lễ cưới theo nghi lễ thần đạo, được tổ chức tại đền thờ thần.
Ở Tokyo Daijingu có rất nhiều bùa liên quan tới kết duyên. Lá bùa được ưa thích trong số đó phải kể tới "Suzuran beads Mamoru". Ý tưởng liên quan tới hoa lan chuông với thông điệp “mang đến hạnh phúc”, lá bùa được thiết kế kết hạt ở bông hoa lan chuông mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trang nhã.
Một lá bùa nữa đó là bùa xe duyên "Enmusubi Suzuran Mamoru". Lá bùa tái hiện hình ảnh bông hoa lan chuông màu trắng tinh khiết đang nở, trông thật dễ thương.
2. Bùa “Kami Musubi” tại Asagaya Shinmeigyo
Trong thần thoại Nhật Bản kể rằng vị anh hùng Yamato Takeru trên đường xuất binh trở về Kanto, đã nghỉ ngơi tại Asagaya. Khi đó, người dân trong làng để tiếp đón Yamato Takeru đã bố trí một khu vực riêng, nơi này sau này đã xây dựng lên thành Asagaya Shinmeigu.
Có tương truyền rằng ở thế kỷ 12 khi một người có quyền lực tại địa phương tới viếng đền Ise Jingu, ông này đã nhận được chỉ dụ của thần linh, ông đã mang viên đá thần ở đó về đặt tại Shinmeigu. Viên đá thần đó đến ngày nay vẫn còn nằm ở góc phía sau chính điện.
Lá bùa phổ biến ở Asagaya Shinmeigyo này là “Kami musubi” là một loại vòng tay. Lá bùa kết nối với thần linh, giúp mang lại may mắn cho người cầm nó. Đặc trưng là các bím tết tinh tế và màu sắc trang nhã, ngoài được sử dụng như chiếc vòng tay ra, thì có thể dùng như một phụ kiện trang trí cho túi xách hay móc đeo điện thoại.
Có rất nhiều loại, có vẻ nó sẽ làm bạn phân tâm khi lựa chọn đó.
Cũng có lá bùa phiên bản giới hạn theo mùa hoặc theo lễ hội. Bên trái ảnh là bùa “Yasakuragami Musubi” được bán vào tháng 3 mùa hoa anh đào nở.
3. Bùa “Masaru Mamoru” của đền Hie
Đền Hie ở phường Nagata, trung tâm chính trị của Nhật Bản, là một trong 10 đền thờ thần của Tokyo nơi mà Thiên hoàng đã đến để cầu bình an cho người dân vào năm đầu tiên thời Minh Trị. Từ thời Edo, nó đã bảo vệ lâu đài Edo (Hoàng cung từ thời Minh Trị), nên còn được gọi là “Thị trấn Hoàng cung”.
Tượng vợ chồng khỉ đặt trước điện thờ, nhiều người tới đây để cầu vợ chồng hòa thuận, con cháu thành công, gia đạo an khang, làm ăn phát đạt.
Khỉ trong tiếng Nhật có cách đọc tương tự với từ “duyên”, cho nên tại đền thần Hie có nhiều bùa kết duyên. Bùa “Kouke Mamoru” trên đó có hình ảnh chú khỉ ôm mũi tên, có nghĩa là kết duyên tốt lành với em bé, người ta cho rằng nó có tác dụng trong việc thụ thai.
Ngoài ra, khỉ trong tiếng Nhật cũng gần âm với chữ “chiến thắng” hay “xua đuổi quỷ dữ” cho nên còn có bùa “Masaru Mamoru” được cho là có tác dụng trong các cuộc thắng thua. Đây là lá bùa có hình mặt khỉ.
4. Bùa “Himemori” của đền thần Nogi
Đền thần Nogi ở quận Minato, là nơi thờ vị tướng quân Nogi Maresuke thời Minh Trị.
Sau khi Thiên hoàng Minh Trị băng hà, tướng quân Nogi cũng đã tử đạo cùng với vợ là bà Shizuko. Lòng trung thành của ông làm lay động trái tim của người dân, sau đó người ta đã xây dựng đền thờ thần Nogi để thờ phụng vợ chồng tướng quân Nogi.
Tướng quân Nogi là người văn võ song toàn, cho nên đền thần Nogi hàm chứa cả “vận may chiến thắng” và “thành công trong học tập”. Ngoài ra, tướng quân có hôn nhân hòa hợp với vợ mình, người ta cho rằng ông là một vị thần đại diện cho “hôn nhân thuận hòa” cho nên cầu “kết duyên” hay cầu “tình duyên” đều linh ứng ở đền này.
Lá bùa đáng yêu của đền thần Nogi như thế này, phải kể đến bùa “Himemori”. Trong túi Nishiki có chứa mảnh giấy và một tấm thẻ. Trên mảnh giấy bạn hãy viết điều ước của mình, cùng với tấm thẻ cho lại vào túi Nishiki, và mang nó bên mình. Nếu điều ước trở thành hiện thực, tờ giấy và tấm thẻ sẽ gửi lại cho đền để thể hiện lòng biết ơn, cảm tạ tới thần.
Sau khi trả lại cho đền, bạn cũng có thể được sử dụng túi Nishiki để đựng các món đồ nho nhỏ. Không chỉ trông đáng yêu, mà nó còn vô cùng hữu dụng nữa.
5. Bùa "Hanafuku Suzu" ở đền Akasaka Hikawa
Đền thần Akasaka Hikawa nằm yên tĩnh trong Roppongi – khu phố thời thượng của Tokyo. Đền xây dựng cách đây trên 1000 năm. Nó đã ngoạn mục thoát khỏi thiệt hại từ trận động đất Kanto năm 1923 cũng như chiến tranh thế giới lần thứ 2, hiện nó được coi là tài sản văn hóa quan trọng của Tokyo.
Đền thần Akasaka Hikawa thờ 3 vị thần trong thần thoại Nhật Bản đó là vị anh hùng Susano Onomikoto, vợ của ông là bà Kushiinadahime Nomikoto và vị thần “kết duyên” là Okuninushi Nomikoto, đây là đền thờ thần nổi tiếng trong kết duyên và khá linh nghiệm.
Bùa "Hanafukusuzu" là một chiếc chuông bằng gốm trên có vẽ hình bông hoa của Nhật Bản. Hoa được vẽ khác nhau tùy theo tháng, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi của 4 mùa. Khi nghe âm thanh từ chiếc chuông này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy như hạnh phúc, may mắn đang rung chuông cửa nhà mình vậy.
"Yakan Suzu" có hình dạng chiếc ấm, trong hàm chứa ý nghĩa “Hạnh phúc đong đầy”. Đây là bùa thể hiện lời răn dạy rằng hạnh phúc phải tự mình nỗ lực nắm bắt lấy, và phải biết chia sẻ với những người khác. Khi kết hợp với bùa Hanafukusuzu, hiệu quả kết duyên càng tăng lên.
Ngoài ra, ở đền Akasaka Hikawa có cây bạch quả trên 400 năm tuổi mà chưa bao giờ bị đổ gẫy dù động đất hay không kích. Bùa cây bạch quả “Ichomori” nhận được sự bảo vệ thần kỳ này, nếu mang theo bên mình, chắc hẳn các bạn có cảm giác mình được bảo vệ bởi cây bạch quả cổ thụ!
6. Đền thần Hatonomori Hachiman với biểu tượng chim bồ câu
Đền Hatonomori Hachiman nằm ở Sendagaya. Trong khuôn viên đền, có ngọn núi nhỏ “Fujizuka” được làm mô phỏng từ núi Phú Sĩ, được chỉ định là tài sản vật thể văn hóa dân gian của Tokyo.
Đúng như tên của ngôi đền, biểu tượng của đền Hatonomori Hachiman là chú chim bồ câu. Trong các thẻ rút cầu may, các thẻ hình chim bồ câu được xếp thành một hàng rồi xuyên kết lại, trông rất dễ thương.
Bùa “Hana Mamori” và bùa “Enmusubi Magatama Mamori" của đền Hatonomori Hachiman, được làm nhỏ gọn và rất tinh tế, nên rất hợp làm phụ kiện cho túi xách hoặc điện thoại di động.
7.Bùa "Teruteru Mamoru" của đền khí tượng
Đền Koenji Hikawa có thể đi bộ chừng 5 phút từ lối ra phía nam ga JR Koenji. Trong đó, có đền khí tượng là đền thần duy nhất ở Nhật Bản liên quan tới thời tiết.
Đây là đền thờ vị thần Yagokoro Omoikane Nomikoto, được cho là vị thần mặt trời Amaterasu Omikami trong thần thoại Nhật Bản, bấy lâu ở ẩn trong núi đá đã quay trở lại thế giới bên ngoài. Đây là vị thần của sự khôn ngoan, điều khiển 8 kiểu thời tiết như nắng, mây hay mưa.
Gần đây, do sức ảnh hưởng của bộ phim anime “Đứa con của thời tiết” gây tiếng vang lớn năm 2019, rất nhiều người hâm mộ anime đã tới thăm viếng chốn linh thiêng này.
Lá bùa phổ biến là bùa “Harukamori” bên trái của ảnh. Tác giả cũng có một chiếc, trong số 10 lần tới đây, chỉ có một hôm là trời mưa, trời có mây cũng chỉ có 1 ngày, tác giả cảm giác được sự kỳ diệu của lá bùa này với bản thân mình. Ngoài ra, cũng có lá bùa “Teruteru Mamoru” có hình “Teruteru Bozu”, hãy treo lên khi bạn cầu trời nắng.
Những lá bùa này không chỉ mong trời nắng, mà còn có thể cầu cho những đám mây u ám trong cuộc sống của bạn tan biến.
8. Bùa “Kannagi Mizuhiki Mamoru” của đền Asakusa
Trong số nhiều các lá bùa, loại đặc biệt khó có được là bùa "Kannagi Mizuhiki Mamoru"của đền Asakusa nằm gần chùa Asakusa. Lá bùa có sử dụng “Mizuhiki” (※2) thủ công truyền thống của Nhật, với mong ước kết duyên tốt lành giữa người và người, giữa trái tim với trái tim.
Mỗi tháng giới hạn 100 chiếc, được phát từ 9:00 sáng ngày mùng 1 của tháng đó. Giới hạn mỗi người chỉ lấy 1 chiếc. Điều độc đáo của lá bùa này là thiết kế mỗi tháng một khác, như tháng 4 là hoa anh đào, tháng 7 là hoa sen, tháng 11 là hình con ếch.
Tác giả cũng đã ghé đền vào khoảng 9:00 ngày mùng 1 (thứ hai) của tháng, khi đến đã có hơn 20 người đang xếp hàng đứng chờ rồi. Nếu bạn có hứng thú, nhất định thử tới nhé.
※2: Mizuhiki là loại dây kết trang trí được sử dụng để gói quà.
9. Bùa “Shibuya Omamoru”
Bùa "Shibuya Omamoru" giới thiệu cuối cùng, có chút hơi khác. Bùa này được làm bởi công ty dịch vụ xổ số Tokyo và hiệp hội du lịch Shibuya, mặt trước có hình giao lộ Shibuya, mặt sau thêu hình chú chó trung thành Hachiko.
Tại giao lộ Shibuya, mặc dù mỗi ngày có tới 500.000 người qua lại nhưng lại chưa có vụ tai nạn về người nào. Do đó, lá bùa được làm ra với mong mỏi “không gặp phải tai họa nào”.
Lưu ý, để nhận được lá bùa, không phải tới đền hay chùa, mà các bạn đến nơi bán xổ số gần giao lộ Shibuya nhé. Trong số đó cũng có điểm bán vé trúng 1 tỷ yên, cho nên có vẻ may mắn trúng số hơn khi bạn có lá bùa này.
#KhamPha #QuyHiem #Kawaii #Tokyo
Theo Matcha-JP