<div class ="bg19">Đại sứ mới của Hàn Quốc ở Liên Hợp Quốc, Oh Joon mới đây cảnh báo, Nhật phải thừa nhận và tích cực giải quyết vụ nô lệ tình dục trong Thế chiến II.
Động thái này của phía Hàn Quốc là diễn biến mới nhất liên quan tới căng thẳng giữa 2 nước về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép buộc làm “gái giải khuây” cho binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II khi bán đảo Triều Tiên còn là thuộc địa của Nhật Bản (1910-1945)
.
<center><></center>
Cuốn nhật ký một “bảo kê” – tư liệu sống về nô lệ tình dục
Gần đây, vấn đề nô lệ tình dục trong Thế chiến II có dấu hiệu được hâm nóng sau khi một bảo tàng Hàn Quốc xác nhận có trong tay cuốn nhật ký của một người từng làm việc trong một “trạm giải khuây” của binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II. Cuốn nhật ký dù không còn nguyên vẹn, có nhiều trang đã bị mất, nhưng các nhà nghiên cứu lịch sử của Hàn Quốc và Nhật Bản khẳng định, họ đã tìm thấy nhiều thông tin mô tả chi tiết cách thức hoạt động của những “trạm giải khuây” trong Thế chiến II. Những chuyên gia này cho rằng, thông tin đó có thể góp phần làm sáng tỏ vấn đề nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong thời gian này.
Tác giả của cuốn nhật ký, theo các chuyên gia nghiên cứu của cả Hàn Quốc và Nhật Bản nhận định, sinh năm 1905, đã viết cuốn nhật ký này trong khoảng thời gian từ 1922-1957 khi ông làm giúp việc tại một “trạm thoải mái”. Tuy có đôi chút nghi ngờ khi tiếp nhận cuốn nhật ký, nhưng các chuyên gia thừa nhận họ tin tưởng vào tính xác thực của những thông tin trong cuốn nhật ký, bởi chủ nhân của cuốn nhật ký sinh năm 1905, mất năm 1979, vào thời điểm này, vấn đề nô lệ tình dục trong chiến tranh chưa ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.
Theo những thông tin trong cuốn nhật ký, các nhà thổ trong thời chiến có thể đã do chính quân đội đế quốc Nhật Bản mở ra nhưng nó không dành riêng cho các binh sĩ của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, theo chủ nhân cuốn nhật ký mô tả, công việc của ông trong “trạm giải khuây” này là phục vụ các binh sĩ Nhật Bản đóng quân ở Myanmar và Singapore. Vừa làm việc ông vừa ghi lại những gì ông đã trải qua ở đây.
Những người đã tiếp cận cuốn nhật ký, gồm Giáo sư Ahn Byung-jik từ Đại học quốc gia Seoul, cùng với các Giáo sư Nhật Bản, Kazuo Hori từ Đại học Kyoto và Kan Kimura từ Đại học Kobe cho biết, thông tin từ những tài liệu ghi chép trong cuốn nhật ký trong khoảng thời gian từ năm 1943-1944 mà họ nghiên cứu được sẽ được công bố ở Hàn Quốc. Giáo sư Kimura cũng xác nhận thông tin trong cuốn nhật ký “có độ tin cậy cao” và nếu như có một chút thay đổi nào đó thì cũng không đáng kể.
Trong một ghi chép, chủ nhân cuốn nhật ký đã mô tả việc những kẻ bảo kê thay mặt các phụ nữ làm việc ở “trạm giải khuây” thu tiền của khách đến trạm ra sao. Mỗi vị khách sau khi ra khỏi trạm phải trả khoảng 600 yên, còn những phụ nữ chỉ được nhận một phần rất nhỏ trong số tiền đó.
Trong một ghi ghép đề ngày 10/7/1943, người viết nhớ lại: “Vào ngày này năm ngoái, tôi lên tàu ở cảng Busan bắt đầu chuyến đi tới khu vực biên giới phía Nam”. 9 tháng sau đó, người viết có nhắc đến một người có tên là Tsumura, được coi là “người quản lý quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4” ở Busan trong khoảng 2 năm.
<center><><center>
Động thái này của phía Hàn Quốc là diễn biến mới nhất liên quan tới căng thẳng giữa 2 nước về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép buộc làm “gái giải khuây” cho binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II khi bán đảo Triều Tiên còn là thuộc địa của Nhật Bản (1910-1945)
.
<center><></center>
“Phụ nữ giải khuây” trong Thế chiến II.
Tuy nhiên, đáp lại động thái trên, phía Nhật Bản khẳng định không thay đổi quan điểm trong vấn đề nô lệ tình dục và nhấn mạnh, tất cả vấn đề xung quanh thời kỳ thuộc địa đã được giải quyết thông qua Hiệp ước chung giữa Hàn Quốc – Nhật Bản được ký năm 1965.Cuốn nhật ký một “bảo kê” – tư liệu sống về nô lệ tình dục
Gần đây, vấn đề nô lệ tình dục trong Thế chiến II có dấu hiệu được hâm nóng sau khi một bảo tàng Hàn Quốc xác nhận có trong tay cuốn nhật ký của một người từng làm việc trong một “trạm giải khuây” của binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II. Cuốn nhật ký dù không còn nguyên vẹn, có nhiều trang đã bị mất, nhưng các nhà nghiên cứu lịch sử của Hàn Quốc và Nhật Bản khẳng định, họ đã tìm thấy nhiều thông tin mô tả chi tiết cách thức hoạt động của những “trạm giải khuây” trong Thế chiến II. Những chuyên gia này cho rằng, thông tin đó có thể góp phần làm sáng tỏ vấn đề nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong thời gian này.
Tác giả của cuốn nhật ký, theo các chuyên gia nghiên cứu của cả Hàn Quốc và Nhật Bản nhận định, sinh năm 1905, đã viết cuốn nhật ký này trong khoảng thời gian từ 1922-1957 khi ông làm giúp việc tại một “trạm thoải mái”. Tuy có đôi chút nghi ngờ khi tiếp nhận cuốn nhật ký, nhưng các chuyên gia thừa nhận họ tin tưởng vào tính xác thực của những thông tin trong cuốn nhật ký, bởi chủ nhân của cuốn nhật ký sinh năm 1905, mất năm 1979, vào thời điểm này, vấn đề nô lệ tình dục trong chiến tranh chưa ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.
Theo những thông tin trong cuốn nhật ký, các nhà thổ trong thời chiến có thể đã do chính quân đội đế quốc Nhật Bản mở ra nhưng nó không dành riêng cho các binh sĩ của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, theo chủ nhân cuốn nhật ký mô tả, công việc của ông trong “trạm giải khuây” này là phục vụ các binh sĩ Nhật Bản đóng quân ở Myanmar và Singapore. Vừa làm việc ông vừa ghi lại những gì ông đã trải qua ở đây.
Những người đã tiếp cận cuốn nhật ký, gồm Giáo sư Ahn Byung-jik từ Đại học quốc gia Seoul, cùng với các Giáo sư Nhật Bản, Kazuo Hori từ Đại học Kyoto và Kan Kimura từ Đại học Kobe cho biết, thông tin từ những tài liệu ghi chép trong cuốn nhật ký trong khoảng thời gian từ năm 1943-1944 mà họ nghiên cứu được sẽ được công bố ở Hàn Quốc. Giáo sư Kimura cũng xác nhận thông tin trong cuốn nhật ký “có độ tin cậy cao” và nếu như có một chút thay đổi nào đó thì cũng không đáng kể.
Trong một ghi chép, chủ nhân cuốn nhật ký đã mô tả việc những kẻ bảo kê thay mặt các phụ nữ làm việc ở “trạm giải khuây” thu tiền của khách đến trạm ra sao. Mỗi vị khách sau khi ra khỏi trạm phải trả khoảng 600 yên, còn những phụ nữ chỉ được nhận một phần rất nhỏ trong số tiền đó.
Trong một ghi ghép đề ngày 10/7/1943, người viết nhớ lại: “Vào ngày này năm ngoái, tôi lên tàu ở cảng Busan bắt đầu chuyến đi tới khu vực biên giới phía Nam”. 9 tháng sau đó, người viết có nhắc đến một người có tên là Tsumura, được coi là “người quản lý quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4” ở Busan trong khoảng 2 năm.
Những người phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật.
Giáo sư Ahn Byung-jik khẳng định, cuốn nhật ký đã chứng thực về sự tồn tại của “quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4″. “Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Nhật Bản đã từng lập ra các quân đoàn phụ nữ như vậy và đưa họ ra tuyến đầu”, ông nói.
Vấn đề nhạy cảm chưa có lời giải
Thực tế, Chính phủ Nhật Bản từng xin lỗi và thừa nhận quân đội Nhật Bản đã trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia thành lập và quản lý các trạm “giải khuây” và vận chuyển những “phụ nữ giải khuây”. Một quỹ bồi thường tư nhân cũng đã được thiết lập. Tuy nhiên, đối với những người từng phải chịu cảnh nô lệ tình dục, thì nỗi đau vô hạn cả về thể xác và tinh thần đó không bao giờ có thể chữa khỏi.
Vấn đề “phụ nữ giải khuây” luôn là vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở Hàn Quốc. Trong số khoảng 20.000 phụ nữ bị ép buộc, dụ dỗ tham gia vào lực lượng phục vụ tại các “trạm giải khuây” theo số liệu của Nhật Bản, phụ nữ Hàn Quốc chiếm phần lớn. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Nhật Bản thỉnh thoảng lại “dậy sóng”.</div>
</div>Giáo sư Ahn Byung-jik khẳng định, cuốn nhật ký đã chứng thực về sự tồn tại của “quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4″. “Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Nhật Bản đã từng lập ra các quân đoàn phụ nữ như vậy và đưa họ ra tuyến đầu”, ông nói.
Vấn đề nhạy cảm chưa có lời giải
Thực tế, Chính phủ Nhật Bản từng xin lỗi và thừa nhận quân đội Nhật Bản đã trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia thành lập và quản lý các trạm “giải khuây” và vận chuyển những “phụ nữ giải khuây”. Một quỹ bồi thường tư nhân cũng đã được thiết lập. Tuy nhiên, đối với những người từng phải chịu cảnh nô lệ tình dục, thì nỗi đau vô hạn cả về thể xác và tinh thần đó không bao giờ có thể chữa khỏi.
Vấn đề “phụ nữ giải khuây” luôn là vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở Hàn Quốc. Trong số khoảng 20.000 phụ nữ bị ép buộc, dụ dỗ tham gia vào lực lượng phục vụ tại các “trạm giải khuây” theo số liệu của Nhật Bản, phụ nữ Hàn Quốc chiếm phần lớn. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Nhật Bản thỉnh thoảng lại “dậy sóng”.</div>