<div class="bg4">“Nếu đã không thể chống được lũ thì tốt hơn hết ta nên sống chung với lũ, chuyện mưa nắng và những ngày có festival ở thủ đô không còn quá quan trọng nữa rồi”
Khi đọc bài này hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao một trang chuyện sâu về cosplay lại xuất hiện một bài về Yosakoi như thế này. Lý do rất đơn giản bởi mục đích và tiên chỉ mục đích của trang là không chỉ đơn giản dừng lại ở việc thúc đẩy sự phát triển và cổ vũ, động viên cộng đồng cosplay mà trên hết những thông tin mà web sẽ đưa tới cho người đọc là những cái hay, cái đẹp của văn hóa Nhật Bản. Yosakoi là là một sự kết tinh giữ những điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản trên nền âm nhạc hiện đại. Nếu để nói cho đúng thì Yosakoi và Cosplay có lẽ được du nhập vào Việt Nam cùng một thời điểm, thậm chí là vào cái thủa hồng hoang khi mọi người chưa cosplay thì đã có người nhảy Yosakoi rồi. Vì cùng bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào nên những cosplayer và yosakoi-er có thể tiện linh động tráo vị trí của mình cho nhau. Đôi khi nhiều cosplayer chấp nhận để ngọn lửa đam mê của yosakoi bùng cháy trong vài dịp lễ hội và khi kết thúc mọi thứ lại trở về những giá trị vốn có, điều này cũng đúng với giá trị ngược lại. Tuy nhiên những câu chuyện về việc người ta ít cosplay đi để nhảy có vẻ thường thấy hơn.
Ngẫm ra thì cộng đồng Yosakoi ở Hà Nội cũng khá là thiệt thòi vì thường không có nhiều cơ hội để nhảy múa trong suốt một năm. Nếu các cosplayer có thể tạm yên tâm khi các sự kiện xảy ra đều đặn thì những Yosakoi-er lại đợi cơ hội như trời nắng hạn gặp cơn mưa rào. Thế nên họ nhảy say mê lắm, hăng say lắm, bung hết sức những gì đã được luyện tập trong vòng một năm qua. Chỉ buồn là ở chỗ Yosakoi được mệnh danh là Vũ Điệu của mùa hè nhưng trong Sakura Festival chắc phải đổi tên thành Vũ Điệu của mưa phùn mới đúng.
Bên cạnh vẻ đẹp trắng muốt của những bông hoa anh đào được mang từ Nhật sang thì du khách tham rất dễ bị choáng ngợp trước những bộ trang phục đẹp đẽ, cầu kì của các đội Yosakoi. Họ đã chuẩn bị từ rất lâu, rất cả chỉ chờ đợi dịp để cất đôi cánh của mình lên mà bay mãi, bấp chấp mưa gió. Những vũ công Yosakoi bước lên sâu khấu, họ nhảy với nụ cười thật tươi, tay cầm naruko uyển chuyển theo nhạc. Một nụ cười của một odoriko lúc đó thật quyết rũ và nhẹ nhàng làm sao, có chút gì đó lãng đãng nhưng bâng khuâng đôi chút, đủ làm xao xuyến trái tim ai. Các cosplayer đừng buồn vì hôm nay sân khấu là của các Yosakoi-er, họ đã xua đi bầu không khí ảm đạm, kéo lại chút gì đó tươi vui trong khi những cơn mưa Hà thành còn đỏng đảnh như thiếu nữ
Mới đây một tờ báo có nói rằng lễ hội không phải là nơi để giải trí mà là một địa điểm để giao lưu kết nối văn hóa giữa các vùng miền, Yosakoi cũng là văn hóa, cũng là cái đẹp của xứ sở Phù Tang vậy những lúc như thế này là một thời điểm tốt để mọi người hiểu hơn và Nhật Bản, cách họ sống, các họ vui chơi nhảy múa ra sao. Một người mẹ già vẫn cảm thấy thích thú khi được cô con gái trẻ dẫn đi ngắm hoa, một nhóm học sinh chen chúc nhau mua những ấn phẩm hoạt hình, truyện tranh Nhật Bản. Xét cho cùng thì đâu phải cứ cần có ăn chơi mới là lễ hội, đôi khi đó lại là sự giao thoa của các nền văn hóa, những tâm hồn đồng điệu để thổi bùng một đam mê. Vẫn nhảy múa, vẫn ca hát và mặc kệ trời xanh.
Khi bài viết này được đăng lên có lẽ họ vẫn đang nhảy, cống hiến hết mình dưới ánh đèn sân khấu và những cánh hoa. Nếu đã là ngày vui xin đừng dừng lại, cứ để họ hạnh phúc thêm một chút nữa dưới điệu nhạc sôi động kia để đam mê cứ cháy mãi, cháy mãi không thôi. Ngày mai có thể cosplayer sẽ tới đông hơn để chung vui, mọi người có thể lơ là các yosakoi-er đi đôi chút nhưng với những gì hôm nay họ đã làm và thể hiện thì rất xứng đáng để nhận một lời cám ơn. Cám ơn tới những đội Yosakoi đã không ngại mưa gió để vất vả mưa gió, và điều đặc biệt nhất có lẽ là những odoriko, một nửa còn lại của thế giới. Các cô gái của chúng ta hôm nay đã cố hết sức rồi!. Các cosplayer cũng nên chú ý cho trang phục của mình ngày mai, mưa lớn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới việc đi lại. Hãy chọn đồ đạc khôn ngoan khi tham gia
Photo by Nyaa PhotographyThế giới có Việt Nam, Việt Nam có Hà Nội, trong Hà Nội lại tồn tại nhiều thế giới khác nhau. Bạn đã đặt chân tới thế giới của các cosplayer thì hãy nên ghé qua thế giới của các vũ công Yosakoi một lần và biết đâu đấy bạn sẽ thích điệu nhảy này thì sao?
***
Yosakoi soran : Là loại hình Yosakoi có xuất xứ từ Hokkaido – vùng nổi tiếng về nghề đánh bắt cá. Vì thế nên các động tác trong Yosakoi soran mô phỏng việc đánh cá như kéo lưới, thu lưới, gỡ cá ra khỏi lưới…. Phong cách uyển chuyển, mạnh mẽ như thuyền đi trên biển, nương theo sóng, dựa vào mạn thuyền, đoàn kết một lòng kéo lưới. Các phương ngữ thường được hô kèm trong một bài soran có thể kể đến như: “dokkoisho”, “soran”,…. Biểu diễn soran đòi hỏi chú trọng về việc bố trí sắp xếp đội hình, kết hợp rất ăn ý. Một bài soran thông thường là biểu diễn tay không. Ngoài ra cũng có thể kết hợp sử dụng naruko, quạt, gõ trống nhưng chỉ để tạo điểm nhấn. Soran được biểu diễn trên nền nhạc truyền thống Soran-bushi, là một bài hò đánh cá của vùng Hokkaido– phía Bắc Nhật Bản.</div>
Khi đọc bài này hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao một trang chuyện sâu về cosplay lại xuất hiện một bài về Yosakoi như thế này. Lý do rất đơn giản bởi mục đích và tiên chỉ mục đích của trang là không chỉ đơn giản dừng lại ở việc thúc đẩy sự phát triển và cổ vũ, động viên cộng đồng cosplay mà trên hết những thông tin mà web sẽ đưa tới cho người đọc là những cái hay, cái đẹp của văn hóa Nhật Bản. Yosakoi là là một sự kết tinh giữ những điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản trên nền âm nhạc hiện đại. Nếu để nói cho đúng thì Yosakoi và Cosplay có lẽ được du nhập vào Việt Nam cùng một thời điểm, thậm chí là vào cái thủa hồng hoang khi mọi người chưa cosplay thì đã có người nhảy Yosakoi rồi. Vì cùng bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào nên những cosplayer và yosakoi-er có thể tiện linh động tráo vị trí của mình cho nhau. Đôi khi nhiều cosplayer chấp nhận để ngọn lửa đam mê của yosakoi bùng cháy trong vài dịp lễ hội và khi kết thúc mọi thứ lại trở về những giá trị vốn có, điều này cũng đúng với giá trị ngược lại. Tuy nhiên những câu chuyện về việc người ta ít cosplay đi để nhảy có vẻ thường thấy hơn.
Ngẫm ra thì cộng đồng Yosakoi ở Hà Nội cũng khá là thiệt thòi vì thường không có nhiều cơ hội để nhảy múa trong suốt một năm. Nếu các cosplayer có thể tạm yên tâm khi các sự kiện xảy ra đều đặn thì những Yosakoi-er lại đợi cơ hội như trời nắng hạn gặp cơn mưa rào. Thế nên họ nhảy say mê lắm, hăng say lắm, bung hết sức những gì đã được luyện tập trong vòng một năm qua. Chỉ buồn là ở chỗ Yosakoi được mệnh danh là Vũ Điệu của mùa hè nhưng trong Sakura Festival chắc phải đổi tên thành Vũ Điệu của mưa phùn mới đúng.
Bên cạnh vẻ đẹp trắng muốt của những bông hoa anh đào được mang từ Nhật sang thì du khách tham rất dễ bị choáng ngợp trước những bộ trang phục đẹp đẽ, cầu kì của các đội Yosakoi. Họ đã chuẩn bị từ rất lâu, rất cả chỉ chờ đợi dịp để cất đôi cánh của mình lên mà bay mãi, bấp chấp mưa gió. Những vũ công Yosakoi bước lên sâu khấu, họ nhảy với nụ cười thật tươi, tay cầm naruko uyển chuyển theo nhạc. Một nụ cười của một odoriko lúc đó thật quyết rũ và nhẹ nhàng làm sao, có chút gì đó lãng đãng nhưng bâng khuâng đôi chút, đủ làm xao xuyến trái tim ai. Các cosplayer đừng buồn vì hôm nay sân khấu là của các Yosakoi-er, họ đã xua đi bầu không khí ảm đạm, kéo lại chút gì đó tươi vui trong khi những cơn mưa Hà thành còn đỏng đảnh như thiếu nữ
Mới đây một tờ báo có nói rằng lễ hội không phải là nơi để giải trí mà là một địa điểm để giao lưu kết nối văn hóa giữa các vùng miền, Yosakoi cũng là văn hóa, cũng là cái đẹp của xứ sở Phù Tang vậy những lúc như thế này là một thời điểm tốt để mọi người hiểu hơn và Nhật Bản, cách họ sống, các họ vui chơi nhảy múa ra sao. Một người mẹ già vẫn cảm thấy thích thú khi được cô con gái trẻ dẫn đi ngắm hoa, một nhóm học sinh chen chúc nhau mua những ấn phẩm hoạt hình, truyện tranh Nhật Bản. Xét cho cùng thì đâu phải cứ cần có ăn chơi mới là lễ hội, đôi khi đó lại là sự giao thoa của các nền văn hóa, những tâm hồn đồng điệu để thổi bùng một đam mê. Vẫn nhảy múa, vẫn ca hát và mặc kệ trời xanh.
Khi bài viết này được đăng lên có lẽ họ vẫn đang nhảy, cống hiến hết mình dưới ánh đèn sân khấu và những cánh hoa. Nếu đã là ngày vui xin đừng dừng lại, cứ để họ hạnh phúc thêm một chút nữa dưới điệu nhạc sôi động kia để đam mê cứ cháy mãi, cháy mãi không thôi. Ngày mai có thể cosplayer sẽ tới đông hơn để chung vui, mọi người có thể lơ là các yosakoi-er đi đôi chút nhưng với những gì hôm nay họ đã làm và thể hiện thì rất xứng đáng để nhận một lời cám ơn. Cám ơn tới những đội Yosakoi đã không ngại mưa gió để vất vả mưa gió, và điều đặc biệt nhất có lẽ là những odoriko, một nửa còn lại của thế giới. Các cô gái của chúng ta hôm nay đã cố hết sức rồi!. Các cosplayer cũng nên chú ý cho trang phục của mình ngày mai, mưa lớn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới việc đi lại. Hãy chọn đồ đạc khôn ngoan khi tham gia
Photo by Nyaa Photography
***
Yosakoi (よ さ こい) là một điệu nhảy mang phong cách độc đáo đến từ Nhật Bản. Yosakoi bắt nguồn từ thành phố Kochi vào năm 1954, và là một biến thể của Awa Odori – một điệu nhảy mùa hè truyền thống. Trong tiếng địa phương của tỉnh Tosa (tỉnh Kochi ngày nay), “Yosakoi” có nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến.”
Ngày nay, điệu nhảy Yosakoi đã lan rộng khắp nhiều nơi của Nhật Bản bởi lẽ phong cách khiêu vũ tràn đầy năng lượng kết hợp các động tác múa truyền thống Nhật Bản cùng với âm nhạc hiện đại đã cuốn hút sự chú ý và tham gia của mọi người ở hầu hết mọi lứa tuổi.
Các loại hình Yosakoi
Yosakoi seichou: Là loại hình Yosakoi sử dụng bản nhạc gốc “Yosakoi Naruko Odori” với đạo cụ bắt buộc là naruko. Trong loại hình này, một đội tuân thủ đội hình 4 hàng.
Yosakoi soran : Là loại hình Yosakoi có xuất xứ từ Hokkaido – vùng nổi tiếng về nghề đánh bắt cá. Vì thế nên các động tác trong Yosakoi soran mô phỏng việc đánh cá như kéo lưới, thu lưới, gỡ cá ra khỏi lưới…. Phong cách uyển chuyển, mạnh mẽ như thuyền đi trên biển, nương theo sóng, dựa vào mạn thuyền, đoàn kết một lòng kéo lưới. Các phương ngữ thường được hô kèm trong một bài soran có thể kể đến như: “dokkoisho”, “soran”,…. Biểu diễn soran đòi hỏi chú trọng về việc bố trí sắp xếp đội hình, kết hợp rất ăn ý. Một bài soran thông thường là biểu diễn tay không. Ngoài ra cũng có thể kết hợp sử dụng naruko, quạt, gõ trống nhưng chỉ để tạo điểm nhấn. Soran được biểu diễn trên nền nhạc truyền thống Soran-bushi, là một bài hò đánh cá của vùng Hokkaido– phía Bắc Nhật Bản.</div>